Di tích lịch sử, văn hóa
Chùa Bộc
Kiến trúc chùa có tam quan cao 8 m, 2 tầng. Đi vào trong sân có ba nhà bia và hai ngọn tháp. Xung quanh chùa có hồ Voi Tắm, gò kéo cờ, gò đánh cồng là những dấu tích liên quan đến chiến thắng “Đống Đa” của vua Quang Trung vào ngày mùng 5 tết năm 1789. Chùa chính làm theo chữ Đinh gồm có tiền đường và hậu cung, Trong hậu cung có các bức tượng Phật đặc trưng của một ngôi chùa Việt.
Trong chùa còn bảo tồn được nhiều di vật quý gồm các pho tượng Phật, 3 tấm bia là bia Vĩnh Trị nguyên niên thời Lê Hy Tông (1676), bia Chính Hòa (1686), và bia Nhâm Tí niên hiệu Quang Trung (1792) ghi lại việc chùa bị cháy và dựng lại sau trận Đống Đa. Trong chùa còn có một quả chuông niên hiệu Cảnh Thịnh.
Ngoài ra trong chùa còn lưu giữ một pho tượng Đức Ông mà chính là tượng vua Quang Trung, được nhân dân tưởng nhớ và bí mật dựng vào năm 1846 đề thờ, bất chấp sự cấm đoán của nhà Nguyễn muốn xóa bỏ dấu tích nhà Tây Sơn. Sau bệ gỗ của tượng còn có dòng chữ khắc “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng” (1846). Phía trên tượng treo bức hoành phi khắc 4 chữ “Uy Phong Lẫm Liệt”. Chùa Bộc còn có nhà trưng bày lưu niệm về vua Quang Trung với chiến thắng Đống Đa lịch sử cùng nhiều di vật liên quan đến trận đánh.
Chùa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia ngày 13/1/1964.
(Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch