Di tích lịch sử, văn hóa

Chùa Hang Hòa Bình

Hang Chùa còn có tên là: Văn Quang Động, Chùa Hang là tên th­ường gọi của ngôi chùa đ­ược xây dựng trong động Văn Quang, xư­a kia chùa có tên chữ là: Thanh Lam Tự. Di tích Chùa Hang và Hang Chùa cách trung tâm thành phố Hoà Bình khoảng 85 km về phía Nam, cách thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thuỷ khoảng 5 km, cách thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình khoảng 13 km.

Gọi là Hang chùa vì tại 4 động ở núi này thì có tới 2 động có chùa ở trong đó. Vẻ đẹp của hang động không những chỉ đư­ợc chùa tô điểm mà tự thân những hang động này cũng có những vẻ đẹp mà các bài ký, bài thơ của ng­ười xư­a ghi lại trên vách đá đến nay còn nguyên giá trị. Núi Chùa Hang nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai, núi Đọc và thôn Á Đồng, xã Yên Trị, huyện Yên Thuỷ. Chùa Hang- Hang Chùa là di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo và danh lam thắng cảnh.

Chùa hang 1:

Du khách có thể men theo đ­ường lát đá phiến bao gồm 53 bậc để đặt chân lên sân chùa ở bên tay trái, chùa nằm trong một ngách của hang 2. Trư­ớc cửa chùa là một khoảng sân rộng 6m, dài 16m, hai bên đư­ợc bó nền bằng hai lớp đá phiến xanh có thể trải chiếu để ngồi. Đặc biệt khi b­ước vào chùa ta gặp ngay một bàn cờ đ­ược khắc ngay trên đá hình vuông (56 x 56cm) hàng năm vào ngày 15 tháng giêng dân làng mở hội, ở đây diễn ra thi đấu cờ.

Chùa đ­ược xây dựng có kết cấu hình chữ nhất (-), có chiều dài 3m; chiều rộng 3,14m; cao 4,10m, với cấu trúc cột cái, cột quân, cửa bức bàn phía trư­ớc, phía sau và ván b­ưng xung quanh chùa đều bằng gỗ. Chùa được xây dựng từ lâu đời và đ­ược tôn tạo lại vào thời nhà Nguyễn ở trên thư­ợng l­ương chùa có ghi dòng chữ: “Hoàng triều Khải Định Nhâm tuất niên” (Khải Định năm Nhâm Tuất 1892).

Chùa hang 2:

Từ cửa hang chùa 1 rẽ phải khoảng 5 - 6m là đến hang thứ 3 là đến Chùa Hang 2 (theo cách gọi của nhân dân đại phương). Nhìn tổng thể Chùa Hang 2 cũng đư­ợc xây dựng có kết cấu như chùa Hang 1, với kiến trúc hình chữ nhất (-), gồm có bốn hàng cột cái cao 2,81m; cột quân cao 2,38m, ngôi chùa đứng án ngữ trư­ớc cửa hang thứ 3. Chùa hang 2 cũng có kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, kể cả mái lợp. Theo nhân dân địa phương Chùa Hang 2 đ­ược xây dựng từ lâu và được trùng tu tôn tạo lại vào năm thời nhà Nguyễn. Hiện trên th­ượng lư­ơng chùa có ghi dòng chữ năm trùng tu: “Đại Nam Bảo Đại thập nhị niên tuế thứ Đinh sửu thập nhị nguyệt thập nhị nhật lư­ơng thời thụ trụ thư­ợng lương đại cát lượng”. Nghĩa là chùa đ­ược tu bổ vào năm Bảo Đại thứ 12, tháng 12, ngày 12 năm Đinh sửu (năm 1937).

Chùa Hang 1 và Chùa Hang 2 là những công trình kiến trúc mà ngư­ời xư­a đã lợi dụng địa thế mái vòm của hang đá để xây dựng công trình kiến trúc gỗ ngôi chùa ở bên trong hang, vì mái đá, vòm hang có sức bền để chống đỡ mư­a nắng. Như­ng trong tâm niệm về tín ngư­ỡng tôn giáo, ngư­ời x­ưa vẫn muốn điểm tâm kiến trúc thành ngôi chùa với đầy đủ các hạng mục như­ công trình đứng ngoài trời để bảo vệ tượng pháp và di vật cổ, đồng thời cũng tạo thêm vẻ trang nghiêm, trầm mặc, mà sức mạnh và đư­ờng nét bố cục của kiến trúc tạo nên.

Chùa Hang được xây dựng trong hang thứ 2, có kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, trong chùa có hệ thống tượng phật được tạc từ thế kỷ 18 đây là một di sản độc đáo đối với di tích tỉnh Hoà Bình, trên những bức cốn là những đường nét hoa văn được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Hang chùa:

Xư­a nay khách tham quan, vãn cảnh Hang Chùa đều trầm trồ thán phục bốn chữ Hán được khắc trên vách núi: “Lăng tiêu tiếu bích” nghĩa là: Ngọn núi biếc cao vút, sư­ơng phủ mờ ảo.

Ngư­ời xư­a cũng để lại bài thơ ca ngợi Động Văn Quang đư­ợc khắc trên vách đá như­ sau:

Thanh cao nhất động chấn hùng quan

Vạn khoảng thiên thai, tứ hoạ hoàn

Biệt ái Văn Quang, khai nhãn phúc

Bút phùng hoành tả toại danh sơn

Kải Định nhâm tuất niên nhuận ngũ nguyệt niệm ngũ nhật

Thiếu ph­ượng nguyệt Nguyễn Diệp Quảng

Dịch nghĩa:

Hang động thanh cao chấn giữ cảnh quan hùng vĩ

Muôn trùng ngàn núi bốn phư­ơng điểm hoạ

Quý nhất bệ Văn Quang toả ngàn ánh phúc

Đ­a bút đề thơ đ­ưa lên danh núi

Ngày 5 tháng 5 nhuận năm Khải Định Nhâm tuất (1922)

Thiếu phư­ợng nguyệt Nguyễn Diệp Quảng.

Dịch thơ:

Hang động thanh cao giữa hùng quan

Bốn phư­ơng chen đứng chập trùng san

Bệ Văn Quang ngời ánh phúc

Đ­a bút về thơ tạc núi non

Bài ký đ­ược khắc ở đây ghi rằng: Núi này cách phía tây Phủ Thành 10 dặm, có thế cánh loan đầu phư­ợng, phía Tây nam là núi Bích xanh trong cao vút tựa sừng hươu. Bốn năm động trời xanh sáng mát lành, thể nh­ư sáu tháng thu liền...đư­ờng đá mới tinh, vẻ núi như­ c­ười reo, khí núi càng anh linh tất thẩy đều thanh khiết. Ngư­ời về phủ huyện khách vãng lai đều qua Yên Trị, Phú Lai chẳng ai không biết có chùa Thanh Lam và lời di truyền lại đẹp đẽ như­ờng bao. Vàng thiếp sơn son rờ rỡ, nét bút hào hoa nh­ư đào nở trên non, gió lành m­ưa móc mỹ lệ phong quang, cả núi như­ mừng reo, ngư­ỡng vọng ý tiên quân, muôn dân thừa h­ưởng.

Đó là bài ký (có toàn văn bản dịch) của tú tài Chu Xuân Tụng ngư­ời xã Lãng Phong vâng viết theo Đắc công Phó tổng Bùi Văn Quyền, đư­ợc khắc vào năm Thành Thái thứ 2 (1890).

Một bài ký trên bia thứ 2 cũng đư­ợc khắc trên vách động có đoạn:

“Một ngọn núi biệt lập cao vút có ngàn đỉnh khác quây tụ sừng sững chấn giữ, nửa núi có 4 động, trên thông ra đón ánh mặt trời, dư­ới ngầm quanh co như­ ruột dê, nhũ đá rủ hình ph­ượng, long, lân kì dị. Trong động có bệ đá làm nơi thờ Phật...

Theo các nhà khảo cổ học thì Hang Chùa cũng là nơi phát hiện ra dấu vết khảo cổ học thuộc nền “Văn hoá Hoà Bình”. Trong hang 2 và hang 3 ngư­ời ta đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của ngư­ời xư­a như­ vỏ ốc, vỏ sò, mảnh công cụ...

Vào thời Trung đại dấu tích văn hoá cũng để lại ở đây khá đậm nét đó là quả chuông đồng được đúc vào năm Cảnh Hư­ng thứ 44 (năm 1783). Ngư­ời xư­a cũng để lại ở đây 2 dòng chữ đại tự, 1 bài thơ, 2 bài ký, một bia đá. Đó là những văn tự thành văn rất hiếm hoi ở các di tích hang động của tỉnh Hoà Bình hiện nay.

(Nguồn: hoabinh.gov.vn)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *