Di tích lịch sử, văn hóa
Đền Cuông
Đền Cuông - Cử Hiền - Nghệ An: Đền toạ lạc tại núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 30km về phía bắc. Đền nằm cạnh quốc lộ 1A.
Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương, niên đại khởi dựng đền Cuông đến nay vẫn chưa xác định được chính xác. Đền đã được trùng tu nhiều lần. Diện mạo ngôi đền hiện nay là lần trùng tu vào năm 1916.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc. Trên sườn núi Mộ Dạ hiện nay có một rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Dưới chân núi phía Bắc là biển Cửa Hiền, nơi có huyền thoại khi An Dương Vương cùng đường, thần Kim Quy đã hiện lên rẽ nước, đưa Ngài về cõi vĩnh hằng, nơi có miếu mộ của nàng công chúa Mỵ Châu. Đền có kiến trúc kiểu chữ “tam”. Tam quan đồ sộ rêu phong cổ kính, cổng giữa ba lầu. Toà trung điện kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, có ban thờ Cao Lỗ là vị tướng đã giúp vua Thục chế tác nỏ thần. Các toà khác đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình khác của đền đều đồ sộ, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp chạm tinh tế, toát lên vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương.
Đền Cuông hiện có nhiều di vật quí: trống, chiêng, tượng thờ... và các tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, câu đối với nội dung ghi nhớ công đức vua Thục An Dương Vương.
Bãi biển vùng Cửa Hiền bằng phẳng. Trên bãi biển nhô lên hàng vạn hòn đá có hình thù giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, đây là khu vực duy nhất trên đất Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng về mùa hè.
Lễ hội đền Cuông diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng 2 âm lịch. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống như đánh đu, đấu vật, chọi gà, cờ người, đấu bóng chuyền, cầu lông, leo núi.... ; ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt pháo bông, đèn hoa.
Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương, niên đại khởi dựng đền Cuông đến nay vẫn chưa xác định được chính xác. Đền đã được trùng tu nhiều lần. Diện mạo ngôi đền hiện nay là lần trùng tu vào năm 1916.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc. Trên sườn núi Mộ Dạ hiện nay có một rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Dưới chân núi phía Bắc là biển Cửa Hiền, nơi có huyền thoại khi An Dương Vương cùng đường, thần Kim Quy đã hiện lên rẽ nước, đưa Ngài về cõi vĩnh hằng, nơi có miếu mộ của nàng công chúa Mỵ Châu. Đền có kiến trúc kiểu chữ “tam”. Tam quan đồ sộ rêu phong cổ kính, cổng giữa ba lầu. Toà trung điện kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, có ban thờ Cao Lỗ là vị tướng đã giúp vua Thục chế tác nỏ thần. Các toà khác đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình khác của đền đều đồ sộ, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp chạm tinh tế, toát lên vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương.
Đền Cuông hiện có nhiều di vật quí: trống, chiêng, tượng thờ... và các tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, câu đối với nội dung ghi nhớ công đức vua Thục An Dương Vương.
Bãi biển vùng Cửa Hiền bằng phẳng. Trên bãi biển nhô lên hàng vạn hòn đá có hình thù giống như con cá biển gọi là bãi đá Ngư Hải. Đặc biệt, đây là khu vực duy nhất trên đất Nghệ An không có gió Tây Nam nóng bỏng về mùa hè.
Lễ hội đền Cuông diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng 2 âm lịch. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống như đánh đu, đấu vật, chọi gà, cờ người, đấu bóng chuyền, cầu lông, leo núi.... ; ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt pháo bông, đèn hoa.
(Nguồn: saigontoserco.com)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch