Di tích lịch sử, văn hóa
Di tích ''Chiến thắng Cái Sình''
Từ thị xã Vị Thanh đi Cái Sình xã Hỏa Lựu 5km, bằng đường bộ hay đường sông đều đến di tích tại Vàm rạch Cái Sình giáp vời Kinh Xáng Xà No đổ ra sông Cầu Đúc (Cái Tư). Từ 1949 vùng giải phóng huyện Long Mỹ rộng lớn nơi dự trữ người của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là nơi căn cứ của cơ quan cấp tỉnh, khu. Vào những năm 1951, 1952 địch bị thất bại nặng nề và bị động ở chiến trường chính, thực dân Pháp thực hiện chính sách 3 sạch ''Dết sạch, phá sạch, giết sạch'', phá hoại kinh tế, mở nhiều cuộc hành quân quy mô càn quét vào vùng giải phóng của ta ở huyện Long Mỹ, và mở rộng đánh phá vùng căn cứ địa cách mạng U Minh.
Thực hiện âm mưu trên, thực dân Pháp mở chiến dịch càn quét quy mô vào vùng giải phóng căn cứ cách mạng Long Mỹ, Vị Thanh hòng tiêu diệt lực lượng của ta, phá hoại hậu phương cách mạng. Nắm chắc ý đồ của địch, đồng chí Huỳnh Thủ: Tỉnh đội trưởng Cần Thơ đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho đơn vị 4053, thuộc tiểu đoàn 410 của tỉnh Cần Thơ, là đơn vị có nhiều kinh nghiệm đánh thủy lôi đã lập chiến công đánh nhiều tàu địch trên sông Phụng Hiệp, Châu Thành. Sau khi điều nghiêng chiến trường, địch muốn đánh vào ruột vùng giải phóng Long Mỹ, hành quân bằng đường bộ, chỉ có con lộ từ Cầu Đúc vào Hỏa Lựu - Vị Thanh. Để chống địch càn quét đánh phá vào vùng giải phóng, ta đã đánh phá các con lộ và đánh sập các cầu trên đường giao thông bộ, trên đoạn đường này có cầu sắt Cái Sình.
Vào sáng ngày 22-12-1952, sau khi địch cho bắn pháo để đón đường cho tiểu đoàn cơ động số 14 gồm: lính Pháp, Việt, Miên, do sĩ quan Pháp chỉ huy, thận trọng lần dò tiến vào xã Hỏa Lựu trên con đường bị phá hoại, cỏ, cây sầm uất. Đến 15 giờ địch mới đến Vàm rạch Cái Sình chúng đồn quân tại đây để chờ tàu đưa qua rạch Cái Sình, vì cầu bị ta phá sập.
Đúng như dự đoán của ta, đêm 21-12-1952 ta đã đặt hai trái thủy lôi, hằng ngàn ký thuốc nổ tại Vàm rạch Cái Sìhh và đưa một tổ công binh (3 đồng chí) của Tiểu đoàn 410, sẵn sàng chiến đấu. Đến gần 15 giờ, tiếng tàu sắt nổ máy vang rền từ ngã ba Cầu Đúc chạy vào. Các chiến sĩ ta rất bình tĩnh chờ cho quân địch xuống đầy tàu sắt mặt dựng LCT (loại tàu chở quân), khi tàu lui ra giữa Vàm rạch để đưa quân về phía bờ Hỏa Lựu, chiến sĩ ta châm điện, phát ra tiếng nổ long trời, một cột nước trắng xóa dựng cao hằng trăm mét và đổ ập xuống nhận chìm chiếc tàu mặt dựng xuống dòng sông, gần 400 tên địch, trong đó có một quan Ba (đại úy), hai quan Nhất (thiếu úy) bị tan xác, ta thu một súng ngắn 12 ly, một bản đồ hành quân, hai khẩu trọng pháo: 20 ly và 13,2 ly, 5 tiểu liên, 12 súng trường, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch càn quét đánh phá vào vùng căn cứ giải phóng Long Mỹ - Vị Thanh.
Trong kháng chiến chống Pháp trên chiến trường Cần Thơ, quân dân Cần Thơ đã lập hai chiến công hiển hách diệt nhiều địch nhất, đó là trận đánh xe cơ giới ở 4 trận Tầm Vu, lấy khẩu đại bác 105 ly ở trận Tầm Vu IV và trận đánh tàu tại Vàm rạch Cái Sình, làm vang dội chiến công khắp miền Tây và cả nước. Chiến thắng Cái Sình có một ý nghĩa quan trọng đã góp phần tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch để phối hợp với chiến trường chính ở chiến dịch biên giới Việt Bắc 1951 - 1952 và cùng các chiến trường khác trong cả nước đẩy địch vào thế bị động, thất bại, ta tạo ra thế và lực mới thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ dẫn đến chiến thắng “Điện Biên Phủ” (7-5-1954) chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam kết thúc chế độ thực dân cũ ở Việt Nam, nửa nước độc lập xây dựng CNXH, ở miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ .
Từ ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng của chiến thắng ''Cái Sình'', nên sau ngày giải phóng miền Nam (30-4-1975) đã được Huyện ủy - UBND huyện Long Mỹ - Vị Thanh quy hoạch di tích chiến thắng, năm 1990 dựng bia ký niệm chiến thắng tại Vàm rạch Cái Sình; năm 2001 UBND thị xã Vị Thanh có quyết định giao quyền sử dụng đất cho ngành chức năng để xây dựng khu di tích chiến thắng; năm 2002 Sở VHTT và UBND thị xã Vị Thanh đề nghị UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) xét ra quyết định số 4084/QĐ.CT.UB ngày 30-12-2001, công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và chấp thuận cho Vị Thanh xây dựng khu di tích lịch sử - văn hóa chiến thắng Cái Sình thuộc xã Hỏa Lựu, thị xã Vị Thanh.
(Nguồn: www.haugiang.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch