Di tích lịch sử, văn hóa
Di tích Pháo đài Thị xã
Pháo đài Cao Bằng được nhiều nhà quân sự phương tây đánh giá là một trong những pháo đài đẹp và kiên cố nhất Đông Dương, do một kỹ sư người Đức thiết kế, pháo đài có diện tích 10 ha, xung quanh xây tường cao 8 — 10m, tường được xây bằng loại đá rắn chắc, có độ bền cao, hệ thống phòng ngự được chia thành 4 cụm hoả lực chính, mỗi cụm có một lô cốt, hình thù như những con sư tử hung mãnh rình mồi để gây đòn tâm lý với đối phương, Pháo đài chỉ có một cổng chính ra vào, cách cổng khoảng 0,5m có một cầu rút, khi có báo động hoặc chiến đấu, cầu rút sẽ được trục tời điều khiển đóng kín cổng và lập tức toàn bộ vành đai pháo đài được khép kín.
Pháo đài được xây dựng công phu, kiên cố, có đầy đủ trang thiết bị quân sự, vũ khí với một binh chủng khá mạnh do viên quan tư Renl chỉ huy. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, viên toàn quyền Decoux bị bắt và đã ra lệnh cho các đơn vị hạ vũ khí đầu hàng, nhưng thực dân Pháp đóng chiếm ở các tỉnh lẻ vẫn chưa nhận được tin từ trung tâm chỉ huy, nên vẫn bình chân chiếm giữ các đồn bốt và pháo đài. Vì vậy đêm 13 rạng ngày 14/3/1945 Nhật khởi chiến tại thị xã, chúng cắt hết đường dây điện thọai, dây thép thông tin và chiếm công sở bưu điện, sáng ngày 13 chúng tiến vào Nguyên Bình hạ đồn Cao Sơn, sau đó ngày 16/3 chúng quay trở lại thị xã cùng lúc quân Nhật tiếp viện từ Lạng Sơn lên, hai đơn vị cùng phối hợp tiến công vào chiếm pháo đài và thị xã, khi Nhật tiến quân vào chiếm pháo đài thì không còn một bóng quân Pháp nữa, pháo đài đã bị bỏ ngỏ, vì ngày 10/3/1945 quan tư Renl lấy hết vàng bạc và tiền của cùng tóan lính thất trận chạy vào Trùng Khánh, bỏ đại đội 9 cùng 1 số đơn vị khác ở lại canh pháo đài, nhưng rồi chúng cũng chạy trốn khi chưa thấy bóng dáng quân Nhật.
Tháng 3/1945 quân Nhật thay thế quân Pháp chiếm đóng pháo đài, đầu tháng 8/1945 một đại đội quân giải phóng do đ/c Sà Long chỉ huy tiến vào thị xã, chiếm pháo đài từ tay quân đội Nhật theo lệnh của đ/c Văn Tư, Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa, Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, đ/c Sà Long đưa cho viên sĩ quan Nhật bức thư có ký tên Văn Tư, viên sĩ quan chấp nhận một số điều ước trong thư và thoả thuận nơi đóng quân của 2 bên trong phạm vi pháo đài, chúng giao nộp kho súng đạn của Pháp cho ta, còn vũ khí của Nhật thì chúng vẫn giữ. Đêm 21/8/1945 chúng đã bí mật rút khỏi pháo đài, tìm ra đường số 3 hướng về Bắc Kạn.
Pháp thua quân, Nhật rút khỏi pháo đài vào tháng 3/1945, thì tháng 8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh theo hiệp ước Pôxđam, quân đội đồng minh vào rải ráp quân Nhật và tước vũ khí. Trước tình thế đó Pháp đã lợi dụng thời cơ núp theo sau quân đồng minh vào Nam bộ rồi leo thang ra miền Bắc, ngày 9/10/1947 Pháp nhảy dù chiếm lại thị xã và Pháo đài Cao Bằng, lúc đó đại đội 397 pháo binh đóng tại pháo đài đã bắn rơi chiếc máy bay của đại tá Lamber và thu nhiều tài liệu quan trọng, tối 9/10/1947 bộ đội ta rút khỏi Pháo đài để bảo toàn lực lượng.
Khi chiến dịch biên giới kết thúc thắng lợi, cụm cứ điểm Đông Khê bị tiêu diệt, thì sáng ngày 3/10/1950 trung tá Charton chỉ huy trưởng phân khu biên thùy II đặt Sở chỉ huy tại pháo đài đã cùng binh lính rút chạy khỏi Cao Bằng
(Nguồn: caobang.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch