Di tích lịch sử, văn hóa
Đình Bồ Bản
Đình Bồ Bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiền hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng.
Với tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương, đình được chia làm 3 gian; 2 chái; dài 14,5m; rộng 9,7m; có 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền. Kết cấu kèo, cột cũng được thể hiện theo lối chồng rường giả thủ, đầu các trính chạm đầu rồng, các vì kèo chạm mai, trúc, tùng, lan. Ngoài ra, còn có các loài chim, thú như chim sẻ, khỉ (hầu) và các họa tiết hoa văn, được khắc chạm tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ, tạo nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo, giàu tính nghệ thuật, có giá trị khoa học.
Đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 04/01/1999.
(Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch