Di tích lịch sử, văn hóa
Đình Kiền Bái
- Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần.
- Lôi Công Uy Diệu thượng đẳng thần.
Theo Thuỷ Nguyên huyện thần tích hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, đình Kiền Bái thờ hai vị thành hoàng Ngọc và Bích, là hai anh em sinh đôi. Tương truyền lúc mới sinh, 2 vị đều khôi ngô tuấn tú, nhưng đều mất sớm, rất linh thiêng, đã nhiều lần phù hộ dân làng Kiền có cuộc sống yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta (1287 1288), 2 vị âm phù Vua Trần đánh giặc. Vua cho lập đền thờ và phong thần hiệu: Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần và Lôi Công Uy Diệu thượng Đẳng thần.
Đình Kiền Bái được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Đình có cấu trúc kiểu chữ đinh gồm 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Tiền đường, trừ gian giữa( khoang thuyền), 4 gian đều bưng gỗ, lát ván sàn. Trên cột cái, vì xà chính ghi năm tạo dựng(1681) và tên những người đóng góp công đức. Đây là công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Lê hiện còn lại ở Hải Phòng. Điểm nổi bật cửa đề tài trang trí trên công trình kiến trúc nghệ thuật này là bên cạnh hình ảnh rồng, phượng, hoa lá cách điệu, tia lửa, lưỡi mác ... còn thấy rất nhiều cảnh sinh hoạt dân gian rất tự nhiên, sinh động. Đó là hình rồng nối đuôi nhau, trước mặt rồng có nhiều con thú 4 chân leo trèo trong đám vây rồng; có mảng hình rồng đan xen với thú 4 chân như thằn lằn, voi, ngựa, lợn ăn lá dáy; có mảng là cảnh sinh hạot hình em bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên mình trâu...Hội làng Kiền tổ chức từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. vào những ngày này, dân làng ra đình tế lễ và nô nức vào hội: Hội hát đúm, hội nấu bánh chưng... nổi bật là trò trơi dân gian: cướp cây bông.
Để có được hội cướp cây bông, cả làng phải đi chọn 2 cây tre cao nhất. Nhà nào chọn được tre thì phải mang bánh trưng ra đình tế. Ông mạnh bái chọn 10 thanh niên từ 18 tuổi trở lên chưa vợ hoặc là con trai đầu lòng chặt cành của 2 cây tre, rồi mỗi người chọn 2 mắt tre làm 2 cây côn(gậy) dài độ 5 trượng đem vào thờ trong đình.
Cũng 2 cây tre đó được chặt hai khúc thành hai cây bông. Trong 10 trai tráng trẻ, chọn ra 2 người vót cây bông. Người vót cây bông, trước hết phải nạo hết vỏ xanh của tre, rồi dọc theo tre mà vót thành hình cái hoa ở 2 đầu. Để cho cây bông được đẹp, người ta lấy giấy kim tuyến quấn vào từng tua tre một, rồi buộc chỉ ngũ sắc vào...Hai cây bông được rước vào đình.
Cướp cây bông diễn ra 2 đợt: trước tiên là lễ cướp thờ (không có giải), sau đó mới là lễ cướp giải. Tại lễ cướp thờ, khi ông mạnh bái tung cây bông lên thì 10 thanh niên quần đỏ, khăn điều, thắt lưng xanh xông vào cướp dưới sự hò la cổ vũ của dân làng. tiếp đến là lễ cướp giải, tất cả mọi người đều tham gia. Cuộc cướp cây bông diễn ra rất vui, có khi kéo dài đến sáng.
Ai được giải cướp cây bông thì được ăn bánh của người giải nhất cuộc thi bánh chưng.
Thường thường, những người đoạt giải nhất cuộc thi cướp cây bông, cuộc thi nấu bánh chưng, nếu họ chưa vợ, chưa chồng thì được dân làng vun vén thành vợ, thành chồng. Người được trúng giải cướp cây bông thường được dân làng nể nang vì họ đã được diễm phúc của thần ban cho.
Vì cướp cây bông vui nhất trong hội làng nên người ta cũng đặt thành câu ca để nhắc nhở nhau:
Làng Kền(Kiền) có lễ cây bông
Rước lên Dọc Muống hội đồng giao quan
Mười một đánh bài giao quan
Mười hai tế yến thì chàng phải sang...
Còn trong hát đúm, thanh niên nam nữ thường tế nhị biểu thị tình cảm với nhau:
- Mười hai nữ hội thi rồi
Sao anh còn ở tại nơi sân đình
Ngó ngang ngó dọc chi tình
Đây mà thua cuộc trách mình lắm thay
- Ai ơi đừng trách anh đây
Cối đây mà giã bánh giầy thêm ngon.
- Nếu ai thắng giải đình xuân
Mình đây xin có tranh phần cây bông.
Đình Kiền Bái là di tích lịch sử văn hoá có giá trị nghệ thuật cao, được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1986.
Đình Kiền Bái được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Đình có cấu trúc kiểu chữ đinh gồm 5 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Tiền đường, trừ gian giữa( khoang thuyền), 4 gian đều bưng gỗ, lát ván sàn. Trên cột cái, vì xà chính ghi năm tạo dựng(1681) và tên những người đóng góp công đức. Đây là công trình kiến trúc điêu khắc tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc thời Lê hiện còn lại ở Hải Phòng. Điểm nổi bật cửa đề tài trang trí trên công trình kiến trúc nghệ thuật này là bên cạnh hình ảnh rồng, phượng, hoa lá cách điệu, tia lửa, lưỡi mác ... còn thấy rất nhiều cảnh sinh hoạt dân gian rất tự nhiên, sinh động. Đó là hình rồng nối đuôi nhau, trước mặt rồng có nhiều con thú 4 chân leo trèo trong đám vây rồng; có mảng hình rồng đan xen với thú 4 chân như thằn lằn, voi, ngựa, lợn ăn lá dáy; có mảng là cảnh sinh hạot hình em bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên mình trâu...Hội làng Kiền tổ chức từ ngày 10 đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. vào những ngày này, dân làng ra đình tế lễ và nô nức vào hội: Hội hát đúm, hội nấu bánh chưng... nổi bật là trò trơi dân gian: cướp cây bông.
Để có được hội cướp cây bông, cả làng phải đi chọn 2 cây tre cao nhất. Nhà nào chọn được tre thì phải mang bánh trưng ra đình tế. Ông mạnh bái chọn 10 thanh niên từ 18 tuổi trở lên chưa vợ hoặc là con trai đầu lòng chặt cành của 2 cây tre, rồi mỗi người chọn 2 mắt tre làm 2 cây côn(gậy) dài độ 5 trượng đem vào thờ trong đình.
Cũng 2 cây tre đó được chặt hai khúc thành hai cây bông. Trong 10 trai tráng trẻ, chọn ra 2 người vót cây bông. Người vót cây bông, trước hết phải nạo hết vỏ xanh của tre, rồi dọc theo tre mà vót thành hình cái hoa ở 2 đầu. Để cho cây bông được đẹp, người ta lấy giấy kim tuyến quấn vào từng tua tre một, rồi buộc chỉ ngũ sắc vào...Hai cây bông được rước vào đình.
Cướp cây bông diễn ra 2 đợt: trước tiên là lễ cướp thờ (không có giải), sau đó mới là lễ cướp giải. Tại lễ cướp thờ, khi ông mạnh bái tung cây bông lên thì 10 thanh niên quần đỏ, khăn điều, thắt lưng xanh xông vào cướp dưới sự hò la cổ vũ của dân làng. tiếp đến là lễ cướp giải, tất cả mọi người đều tham gia. Cuộc cướp cây bông diễn ra rất vui, có khi kéo dài đến sáng.
Ai được giải cướp cây bông thì được ăn bánh của người giải nhất cuộc thi bánh chưng.
Thường thường, những người đoạt giải nhất cuộc thi cướp cây bông, cuộc thi nấu bánh chưng, nếu họ chưa vợ, chưa chồng thì được dân làng vun vén thành vợ, thành chồng. Người được trúng giải cướp cây bông thường được dân làng nể nang vì họ đã được diễm phúc của thần ban cho.
Vì cướp cây bông vui nhất trong hội làng nên người ta cũng đặt thành câu ca để nhắc nhở nhau:
Làng Kền(Kiền) có lễ cây bông
Rước lên Dọc Muống hội đồng giao quan
Mười một đánh bài giao quan
Mười hai tế yến thì chàng phải sang...
Còn trong hát đúm, thanh niên nam nữ thường tế nhị biểu thị tình cảm với nhau:
- Mười hai nữ hội thi rồi
Sao anh còn ở tại nơi sân đình
Ngó ngang ngó dọc chi tình
Đây mà thua cuộc trách mình lắm thay
- Ai ơi đừng trách anh đây
Cối đây mà giã bánh giầy thêm ngon.
- Nếu ai thắng giải đình xuân
Mình đây xin có tranh phần cây bông.
Đình Kiền Bái là di tích lịch sử văn hoá có giá trị nghệ thuật cao, được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1986.
(Nguồn: haiphong.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch