Di tích lịch sử, văn hóa
Đình làng Đức Nghĩa
Đình làng Đức Nghĩa có dạng kiến trúc giống như Đình làng Đức thắng, cổ lầu là nơi tập trung phần trang trí nghệ thuật đặc sắc nhất trong tổng thể đình làng. Ở đây nghệ nhân xưa đã dùng nghệ thuật ghép mảnh sứ, sành để tạo nên hình tượng “Tứ Linh” , những phần dưới của mái hạ, các bờ nóc, bờ quyết cũng được trang trí nghệ thuật làm ngôi đình vừa cổ kính vừa trang nghiêm.
Nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền cũng có lối kiến trúc như đình chính nhưng chiều dài có phần kéo ra hơn. Đây là đặc trưng của kiến trúc đình làng nửa sau thế kỷ XIX ở Bình Thuận.,.
Nội thất của Đình làng Đức Nghĩa , nhất là ở phần trang trí nghệ thuật chạm khắc bên trong Đình chính với hệ thống bao lam bằng gỗ, như bức rèm như xuống các khám thờ sống động bởi những dây leo, hoa lá, chim muông từ những chạm khắc của người thợ xưa. Nghệ thuật trang trí Đình làng Đức Nghĩa cả ngoại thất và nội thất phối hợp với nhau tạo nên những đường nét kiến trúc cổ hài hoà và đạt đến đỉnh cao so với một số ngôi đình trong thời kỳ này.
Nội dung thờ phụng bên trong như một kho tàng lưu trữ hàng trăm hiện vật quý như hoành phi, liên đối, khám thờ đã được chạm trổ công phu và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay.
Tiền Hiền của làng đang thờ tại Đình gồm các ông Nguyễn Văn Bàng, Trần Văn Kim, Lê Văn Hanh, Nguyễn Văn Thạnh là những đại diện cho các họ có công khai khẩn lập làng, dựng đình mà tên tuổi của họ đã được dân làng trân trọng khắc ghi trong bài vị thờ ở đình.
Đình làng Đức Nghĩa còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong đó có đề cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử văn đầu thế kỷ XIX nguồn gốc dân cư ở làng...quan trọng nhất trong số đó có 13 sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn ban tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác, kể cả nữ Thần Thiên YAna Diễn Ngọc Phi của người Chăm.
Các nghi thức cúng tế chính ở đình làng vào dịp tế Xuân từ 14-16 tháng giêng Âm lịch và tế Thu từ 14-16 tháng 8 âm lịch.
Đình làng Đức Nghĩa đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1991, là một trong những ngôi đình cổ trong danh sách các ngôi đình cổ ở Việt nam.
Nội thất của Đình làng Đức Nghĩa , nhất là ở phần trang trí nghệ thuật chạm khắc bên trong Đình chính với hệ thống bao lam bằng gỗ, như bức rèm như xuống các khám thờ sống động bởi những dây leo, hoa lá, chim muông từ những chạm khắc của người thợ xưa. Nghệ thuật trang trí Đình làng Đức Nghĩa cả ngoại thất và nội thất phối hợp với nhau tạo nên những đường nét kiến trúc cổ hài hoà và đạt đến đỉnh cao so với một số ngôi đình trong thời kỳ này.
Nội dung thờ phụng bên trong như một kho tàng lưu trữ hàng trăm hiện vật quý như hoành phi, liên đối, khám thờ đã được chạm trổ công phu và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay.
Tiền Hiền của làng đang thờ tại Đình gồm các ông Nguyễn Văn Bàng, Trần Văn Kim, Lê Văn Hanh, Nguyễn Văn Thạnh là những đại diện cho các họ có công khai khẩn lập làng, dựng đình mà tên tuổi của họ đã được dân làng trân trọng khắc ghi trong bài vị thờ ở đình.
Đình làng Đức Nghĩa còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong đó có đề cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử văn đầu thế kỷ XIX nguồn gốc dân cư ở làng...quan trọng nhất trong số đó có 13 sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn ban tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác, kể cả nữ Thần Thiên YAna Diễn Ngọc Phi của người Chăm.
Các nghi thức cúng tế chính ở đình làng vào dịp tế Xuân từ 14-16 tháng giêng Âm lịch và tế Thu từ 14-16 tháng 8 âm lịch.
Đình làng Đức Nghĩa đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1991, là một trong những ngôi đình cổ trong danh sách các ngôi đình cổ ở Việt nam.
(Nguồn: www.binhthuan.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch