Di tích lịch sử, văn hóa
Đình Nhữ Hán
Đình Nhữ Hán được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (khoảng đầu thế kỷ XIX). Phía trước đình là đầm nước lớn hình bán nguyệt (nơi tụ thủy tụ phúc mong làm ăn được phát đạt), lưng dựa vào dãy núi Man vững chãi. Xung quanh đình có nhiều cây cổ thụ, thể hiện sự trường tồn bền chắc trước đất trời, tạo cho quang cảnh nơi đây vẻ uy nghiêm và linh thiêng. Ngôi đình được dựng với kiến trúc nhà sàn theo kiểu chữ “J” (dân gian gọi là kiểu chuôi vồ).
Ngôi đình gồm hai dãy nhà nối liền nhau. Nhà đại đình là dãy nhà gỗ ba gian nằm dọc theo hướng nam, gian hậu cung là một dãy nhà ngang có chiều dài lớn hơn chiều rộng của gian đại đình và dựng sát vào đầu phía trong của gian đại đình tạo thành hình chữ đinh. Nhà đại đình mái lợp bằng lá cọ dài 12 m, rộng 7 m. Đình không có tường chịu lực, toàn bộ sức nặng của ngôi đình đều dựa vào bộ khung gỗ với sự liên kết ba chiều như xà, kèo, cột cùng với các chốt mộng. Toàn bộ hệ thống các tảng kê chân cột của đình được làm bằng đá xanh và đá ong với kích cỡ khác nhau, tảng kê nằm ngay dưới ván sàn, không có hoa văn. Những chân tảng đá ngoài chức năng kỹ thuật chống mối mọt, ẩm mốc, chống lún cho các cột đình còn mang ý nghĩa âm dương giao hòa. Bộ mái được làm khá đơn giản, được phân bố theo quan niệm “Sinh lão bệnh tử”.
Trung tâm của đình là nơi thờ Thần Thành Hoàng làng được đặt ở gian cuối theo chiều dọc của ngôi đình. Hậu cung thờ thần Thành Hoàng làng là một dãy nhà ngang được xây dựng theo kiểu gác lửng cao hơn nền đình khoảng 1,5 m, gồm ba ban thờ: Ban giữa đặt ngai thờ vị Đại Thần Vương Cao Sơn, ban bên trái thờ Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa, ban phía bên phải thờ các vị thần linh chúa đất, phía bên ngoài nhang án được trau chuốt khá tỷ mỷ và cẩn thận. Phía ngoài nhang án là một mảng phù điêu (hoành phi) “Lường Long chầu nhật”, có hai câu đối hai bên.
Năm 1987, đình Nhữ Hán được phục dựng theo đúng nguyên mẫu và trên nền của ngôi đình xưa, với diện tích khoảng 80m2. Năm 2007, đình tiếp tục được trùng tu xây dựng, kinh phí do bà con đóng góp trên 100 triệu. Đình tổ chức nhiều hoạt động văn hóa vào ngày 19 và 20 tháng Giêng, Lễ đền hạ vào tháng 5, Lễ hội cúng thần cơm mới vào ngày 12-9, lễ cúng hết năm ngày 25 tháng Chạp (âm lịch). Làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của thần Thành Hoàng và cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày lễ hội, người dân trong làng tập trung tổ chức tế lễ, hội hè và thi các trò chơi dân gian. Năm 2011, đình Nhữ Hán được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh./.
Nguồn: Báo Tuyên Quang
Trung tâm của đình là nơi thờ Thần Thành Hoàng làng được đặt ở gian cuối theo chiều dọc của ngôi đình. Hậu cung thờ thần Thành Hoàng làng là một dãy nhà ngang được xây dựng theo kiểu gác lửng cao hơn nền đình khoảng 1,5 m, gồm ba ban thờ: Ban giữa đặt ngai thờ vị Đại Thần Vương Cao Sơn, ban bên trái thờ Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa, ban phía bên phải thờ các vị thần linh chúa đất, phía bên ngoài nhang án được trau chuốt khá tỷ mỷ và cẩn thận. Phía ngoài nhang án là một mảng phù điêu (hoành phi) “Lường Long chầu nhật”, có hai câu đối hai bên.
Năm 1987, đình Nhữ Hán được phục dựng theo đúng nguyên mẫu và trên nền của ngôi đình xưa, với diện tích khoảng 80m2. Năm 2007, đình tiếp tục được trùng tu xây dựng, kinh phí do bà con đóng góp trên 100 triệu. Đình tổ chức nhiều hoạt động văn hóa vào ngày 19 và 20 tháng Giêng, Lễ đền hạ vào tháng 5, Lễ hội cúng thần cơm mới vào ngày 12-9, lễ cúng hết năm ngày 25 tháng Chạp (âm lịch). Làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của thần Thành Hoàng và cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày lễ hội, người dân trong làng tập trung tổ chức tế lễ, hội hè và thi các trò chơi dân gian. Năm 2011, đình Nhữ Hán được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh./.
Nguồn: Báo Tuyên Quang
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch