Di tích lịch sử, văn hóa
Đình Nhu Thượng
Do sẵn có quan hệ bằng hữu và thân thuộc với gia định họ Phạm và họ Hoàng ở đây, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đã giúp đỡ dân làng ruộng đất, vàng bạc, đồng thời chiêu mộ dân thôn xây dựng đồn trại, tham gia nghĩa binh, góp phần củng cố triều đại của Nhà Mai Thúc Loan. Tại các thôn Văn Xá, Nhu Điều, Kiều Yên Thượng ngày nay vẫn còn mang địa danh như đầm quan, địa lính... có nguồn gốc từ hai chị em họ Mai chu cấp cho dân mỗi làng 10 mẫu đất canh tác. Sau một trân giao chiến ác liệt với quân đô hộ nhà Đường kéo sang đàn áp cuộc khởi nghĩa, Mai Hắc Đế hy sinh, quân sỹ tôn Mai Kỳ Sơn lên nối ngôi cha. Lực lượng nghĩa quân của Mai Kỳ Sơn còn chiếm cứ 2 vùng Đông và Nam phủ Tống Bình được một thời gian dài. Sau hơn 2 tháng quân giặc mới phá được căn cứ phòng thủ của hai chị em Mai Kỳ Sơn ở Kiều Yên Thượng, Nhu Điều.
Ngày nay, trên bờ một con trạch thoát triều cũ, chảy ra sông Lạch Tray, thuộc địa phận xã Quốc Tuấn, huyện An Dương vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ, một thờ bà chị, một thờ ông em. Tương truyền đây là nơi xưa kia dân làng an táng 2 vị, nơi đây đặt bài vị, bát hương. Tháng 3 âm lịch hàng năm, dân làng mở hội nghi lễ thành hoàng từ 2 ngôi miếu về đình làm lễ mở hội.
Đình Nhu Thượng từ lâu đã trở nên thân quen với người dân địa phương bởi quy mô kiến trúc bề thế, nghệ thuật chạm, khắc trên gỗ khá tinh tế, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đình cấu trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung bề thế được xây dựng theo thức chồng diêm, nóc các, 2 tầng, 8 mái cao vượt hẳn lên so với 5 gian tiền đường, dựng năm Tự Đức 14 (1861).
20 năm sau, mùa xuân năm Tự Đức 34 (1882), dân làng dựng tiếp 5 gian tiền đường, nối với tòa hậu cung bằng cách tận dụng nguồn vật liệu gỗ, đá của ngôi đình cũ ven sông.
Lễ hội Đình Nhu Thượng diễn ra và ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng 3 Âm lịch, để ghi nhớ trận chiến đấu oanh liệt của nghĩa quân, do hai chị em họ Mai chỉ huy và anh dũng hy sinh vì nước.
Ngoài đám rước của dân làng, từ miếu Đôi, miếu Một về Đình, sau nghi thức tế thần làng và hàng loạt các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội như: đấu vật, tam cúc điếm, thi bắt vịt, thi cầu thùm...tổ chức tại sân đình. Đình Nhu Thượng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1991.
(Nguồn: haiphong.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch