Di tích lịch sử, văn hóa
Hang đá Dak Tuar
Dựa vào địa hình hiểm trở, Tỉnh ủy và các cơ quan kháng chiến của ta đã chọn nơi đây để làm đại bản doanh lãnh đạo đồng bào các dân tộc trong tỉnh đoàn kết kháng chiến. Đế quốc Mỹ nhiều lần dùng máy bay ném bom, tổ chức nhiều cuộc càn quét hòng tiêu diệt căn cứ kháng chiến nhưng đều thất bại thảm hại. Tháng 5/1965 từ Hang đá Dak Tuar, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc H9 vùng dậy phá ách kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn về phía Đông của tỉnh, vùng đất này nay thuộc huyện Krông Bông.
Từ vùng căn cứ cách mạng này, Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo quân và dân trong tỉnh kháng chiến, giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1991, Hang đá Dak Tuar được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử. Sở Văn hóa - Thông tin ĐăkLăk cũng đã có dự án giữ gìn và tôn tạo lại khu di tích gồm : Hội trường Tỉnh ủy trong hang đá, nơi ở và làm việc của đồng chí Huỳnh Văn Cần, nguyên Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ.
Qua khảo sát đã cho thấy khu di tích này có cả một hệ thống hang đá liên hoàn gồm nhiều tầng lớp ăn sâu vào lòng núi đủ chỗ ở cho hàng trăm sư đoàn. Hiện tại dự án đã đầu tư 500 triệu đồng xây dựng 6 km đường cấp phối từ buôn Dak Tuar vào khu di tích, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hành hương "về nguồn" Thăm lại chiến khu xưa. Trong các ngày lễ lớn thanh niên các dân tộc trong tỉnh thường xuyên tổ chức đến Thăm di tích lịch sử này. Hang đá Dak Tuar đã trở thành chứng tích lịch sử cách mạng ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.
Theo (tourbalo.com)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch