Di tích lịch sử, văn hóa
Hang Lũng Tàn
Minh Tâm là một xã có phong trào Việt Minh sớm nhất huyện Nguyên Bình và là xã hoàn toàn Việt Minh của Châu Nguyên Bình từ trước đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhân dân các dân tộc Minh Tâm đã trải qua nhiều thử thách gay go trong quá trình theo Đảng làm cách mạng.
Xã Minh Tâm có chi bộ đảng sớm, vị trí xã có tầm chiến lược, cho nên cũng tại nơi đây, Bác đã chọn nhiều điểm là cơ sở in báo Việt Nam Độc Lập như: Hang Kéo Quảng, Lũng Tàn, Lũng Diển, Lũng Dẻ. Số báo đầu tiên ra đời vào ngày 01/8/1941 tại Pác Bó - Hà Quảng. Mỗi tháng báo ra đều 3 kỳ, vào các ngày mùng 1, 11, 21 (Mỗi kỳ trên 400 số). Nội dung của các bài báo thường ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ cán bộ, đảng viên, hội viên của các tổ chức Cứu quốc thuộc các dân tộc trong tỉnh. Nội dung báo gồm thể loại: Thơ ca, tuyên truyền, xã luận, vườn văn, tin trong nước và thế giới. Ngay từ số đầu tiên báo đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập, đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược. Báo Việt Nam Độc Lập được xuất bản vào lúc này có tác dụng thiết thực và sâu sắc trong việc giáo dục, động viên quần chúng hăng hái tham gia cách mạng, trở thành ngọn đuốc soi đường, dìu dắt quần chúng cách mạng tiến bước trên con đường đấu tranh.
Cuối tháng 5 đầu tháng 6/1942, để đảm bảo bí mật, Bác Hồ đã chuyển cơ quan in báo về hang Lũng Tàn. Đây là một nơi xa trung tâm xã, đường đi lại khó khăn, rừng núi hiểm trở, nhiều núi cao tạo thành lũng sâu, hẻo lánh kín đáo.
Hang Lũng Tàn nằm ở lưng chừng núi Lũng Tàn, hang không rộng, chỉ đủ cho 5 - 6 người sinh hoạt và làm việc, cửa hang cao khoảng 4m, rộng 5m nên có đủ ánh sáng để làm việc. Hang sâu khoảng 7m, có hình phễu. Xung quanh hang là rừng nguyên sinh, đường đi lại rất khó khăn, từ chân núi lên khoảng 100m là đến cửa hang, đứng từ dưới nhìn lên, do rừng cây um tùm, không thể nhìn thấy cửa hang nên đảm bảo được bí mật. Khi cần thiết có thể bí mật rút sang núi Lũng Đẩy, xã Trương Lương, huyện Hòa An. Dưới chân núi có mỏ nước tự nhiên, thuận tiện cho việc sinh hoạt và in báo. Đây chính là nơi có vị trí chiến lược, thung lũng rộng, bằng phẳng là nơi huấn luyện quân sự lý tưởng.
Ở hang Lũng Tàn báo Việt Nam Độc Lập ra được 2 số (tức 20 ngày). Một hôm nghe có tiếng súng nổ ở trên núi Lũng Mạn, tiếng súng của người dân đi săn, Bác đã hỏi đồng chí Xích Thắng ''Nơi có tiếng súng có xóm làng quanh đó không? Nhân dân có vào Hội Cứu quốc không ?" xóm Lũng Tàn lúc đó dân chưa vào Hội cứu quốc nên Bác không yên tâm và Người lại cho cơ quan chuyển lên Lũng Dẻ, sau đó lại chuyển về Lũng Diển. Cuối năm 1942, cơ quan báo chuyển về hang Bó Hoài (Hồng Việt - Hòa An) và giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách, Bác ra nước ngoài còng tác.
Tình hình lúc đó ở Minh Tâm rất rối ren, địch khủng bố khắp nơi. Thực hiện Chỉ thị của Bác, các đội chống khủng bố nhanh chóng được thành lập.
Ngày 7/11/1942, tại hang Lũng Tàn, Đại hội đại biểu Việt Minh Châu Lam Sơn được tổ chức nhằm biểu dương các Tổng có thành tích chống khủng bố. Hội nghị đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục phát triển, mở rộng địa bàn các đoàn thể mặt trận Việt Minh; Xây dựng các đội tự vệ, luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí.
Hội nghị đã bầu Ban chủ nhiệm Việt Minh Châu Lam Sơn do đồng chí Xích Thắng làm chủ nhiệm và cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Việt Minh tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ mà Hội nghị Châu đề ra, năm 1943 các lớp huấn luyện quân sự được mở liên tiếp ở lũng Tàn, Lũng Bôm, Lũng Diển,... ở Lũng Tàn với địa hình thung lũng rộng, bằng phẳng, bí mật nên rất thuận lợi cho việc luyện tập quân sự. Các lớp này đều do các đồng chí: Đặng Văn Cáp, Bắc Hợp, Ích Cao giảng dạy. Ngày ấy, ở Minh Tâm phong trào mua sắm vũ khí sôi nổi chưa từng thấy, nhiều gia đình bán Trâu bò tậu súng. Các hội viên tự vệ thu lưỡi cày, chảo hỏng, lấy đất hang chế thuốc đạn súng kíp. Sự rộn rịp ấy báo hiệu ngày hội của cách mạng đã đến gần.
Như vậy, di tích hang Lũng Tàn là nơi in ấn và phát hành được 2 số báo Việt Nam Độc Lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/1942. Tờ báo do chính Người sáng lập. Báo Việt Nam Độc Lập là cơ quan tuyên truyền của Tỉnh bộ Việt Minh, sau này phát triển thành báo của Liên Tỉnh bộ Việt Minh Cao -Bắc - Lạng. Đây là tờ báo có tuổi thọ cao nhất của báo chí cách mạng Việt Nam xuất bản trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây cũng là tờ báo cách mạng duy nhất xuất bản hơn 100 số trong điều kiện bí mật, không hợp pháp được bảo đảm an toàn ở một tỉnh.
Ngoài sự kiện in báo Việt Nam Độc Lập , hang Lũng Tàn còn là nơi Đại hội đại biểu Việt Minh Châu Lam San ngày 7/11/1942. Thung lũng Lũng Tàn cũng là nơi diễn ra nhiều lớp huấn luyện quân sự. Hoạt động cách mạng của nhân dân Minh Tâm thời đó càng gắn bó chặt chẽ với phong trào toàn tỉnh và toàn quốc, góp phần xứng đáng cho cách mạng tháng Tám thành công.
Chính vì những giá tri lịch sử đó, ngày 11 tháng 11 năm 2005, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận di tích hang Lũng Tàn là di tích lịch sử cách mạng.
Hang Lũng Tàn nằm ở lưng chừng núi Lũng Tàn, hang không rộng, chỉ đủ cho 5 - 6 người sinh hoạt và làm việc, cửa hang cao khoảng 4m, rộng 5m nên có đủ ánh sáng để làm việc. Hang sâu khoảng 7m, có hình phễu. Xung quanh hang là rừng nguyên sinh, đường đi lại rất khó khăn, từ chân núi lên khoảng 100m là đến cửa hang, đứng từ dưới nhìn lên, do rừng cây um tùm, không thể nhìn thấy cửa hang nên đảm bảo được bí mật. Khi cần thiết có thể bí mật rút sang núi Lũng Đẩy, xã Trương Lương, huyện Hòa An. Dưới chân núi có mỏ nước tự nhiên, thuận tiện cho việc sinh hoạt và in báo. Đây chính là nơi có vị trí chiến lược, thung lũng rộng, bằng phẳng là nơi huấn luyện quân sự lý tưởng.
Ở hang Lũng Tàn báo Việt Nam Độc Lập ra được 2 số (tức 20 ngày). Một hôm nghe có tiếng súng nổ ở trên núi Lũng Mạn, tiếng súng của người dân đi săn, Bác đã hỏi đồng chí Xích Thắng ''Nơi có tiếng súng có xóm làng quanh đó không? Nhân dân có vào Hội Cứu quốc không ?" xóm Lũng Tàn lúc đó dân chưa vào Hội cứu quốc nên Bác không yên tâm và Người lại cho cơ quan chuyển lên Lũng Dẻ, sau đó lại chuyển về Lũng Diển. Cuối năm 1942, cơ quan báo chuyển về hang Bó Hoài (Hồng Việt - Hòa An) và giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách, Bác ra nước ngoài còng tác.
Tình hình lúc đó ở Minh Tâm rất rối ren, địch khủng bố khắp nơi. Thực hiện Chỉ thị của Bác, các đội chống khủng bố nhanh chóng được thành lập.
Ngày 7/11/1942, tại hang Lũng Tàn, Đại hội đại biểu Việt Minh Châu Lam Sơn được tổ chức nhằm biểu dương các Tổng có thành tích chống khủng bố. Hội nghị đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục phát triển, mở rộng địa bàn các đoàn thể mặt trận Việt Minh; Xây dựng các đội tự vệ, luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí.
Hội nghị đã bầu Ban chủ nhiệm Việt Minh Châu Lam Sơn do đồng chí Xích Thắng làm chủ nhiệm và cử đoàn đại biểu đi dự Đại hội Việt Minh tỉnh.
Để thực hiện nhiệm vụ mà Hội nghị Châu đề ra, năm 1943 các lớp huấn luyện quân sự được mở liên tiếp ở lũng Tàn, Lũng Bôm, Lũng Diển,... ở Lũng Tàn với địa hình thung lũng rộng, bằng phẳng, bí mật nên rất thuận lợi cho việc luyện tập quân sự. Các lớp này đều do các đồng chí: Đặng Văn Cáp, Bắc Hợp, Ích Cao giảng dạy. Ngày ấy, ở Minh Tâm phong trào mua sắm vũ khí sôi nổi chưa từng thấy, nhiều gia đình bán Trâu bò tậu súng. Các hội viên tự vệ thu lưỡi cày, chảo hỏng, lấy đất hang chế thuốc đạn súng kíp. Sự rộn rịp ấy báo hiệu ngày hội của cách mạng đã đến gần.
Như vậy, di tích hang Lũng Tàn là nơi in ấn và phát hành được 2 số báo Việt Nam Độc Lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hồ Chủ tịch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/1942. Tờ báo do chính Người sáng lập. Báo Việt Nam Độc Lập là cơ quan tuyên truyền của Tỉnh bộ Việt Minh, sau này phát triển thành báo của Liên Tỉnh bộ Việt Minh Cao -Bắc - Lạng. Đây là tờ báo có tuổi thọ cao nhất của báo chí cách mạng Việt Nam xuất bản trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây cũng là tờ báo cách mạng duy nhất xuất bản hơn 100 số trong điều kiện bí mật, không hợp pháp được bảo đảm an toàn ở một tỉnh.
Ngoài sự kiện in báo Việt Nam Độc Lập , hang Lũng Tàn còn là nơi Đại hội đại biểu Việt Minh Châu Lam San ngày 7/11/1942. Thung lũng Lũng Tàn cũng là nơi diễn ra nhiều lớp huấn luyện quân sự. Hoạt động cách mạng của nhân dân Minh Tâm thời đó càng gắn bó chặt chẽ với phong trào toàn tỉnh và toàn quốc, góp phần xứng đáng cho cách mạng tháng Tám thành công.
Chính vì những giá tri lịch sử đó, ngày 11 tháng 11 năm 2005, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận di tích hang Lũng Tàn là di tích lịch sử cách mạng.
(Nguồn: www.caobang.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch