Di tích lịch sử, văn hóa
Khu di tích lịch sử Công an nhân dân Việt Nam
Tháng 2-1948, tại đây, nội san “Rèn luyện” được phát hành, đây tiền thân của báo Công an nhân dân ngày nay. Cuối năm 1949, Đại đội vũ trang chiến đấu thành lập có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị Vệ quốc đoàn bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ tại an toàn khu (ATK). Tháng 1-1950, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ V tổ chức, Bác Hồ gửi thư cho hội nghị và căn dặn lực lượng Công an nhân dân Việt Nam: “Xây dựng bộ máy Công an tức là Công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân, là bạn dân; đồng thời phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức giáo dục nhân dân trong việc phòng gian và trừ gian để nhân dân thiết thực giúp đỡ Công an… Phải hoan nghênh nhân dân phê bình Công an để đi đến hiểu Công an, yêu Công an và giúp đỡ Công an…”. Tháng 9-1950, tiếp tục bảo đảm nguyên tắc bí mật, an toàn, Nha Công an Việt Nam dời thôn Đồng Don, xã Minh Thanh (Sơn Dương) chuyển lên xã Yên Nguyên và xã Tân Thịnh (Chiêm Hoá). Sau khi Nha Công an chuyển đi được vài ngày, Pháp đã ném bom xuống khu vực hai quả đồi A và đồi B - nơi đóng đóng quân của Nha CA. Hiện, trên đồi A và đồi B vẫn còn dấu tích các hố bom của Pháp.
Ngày 14-8-1999, Bộ Công an đã khởi công xây dựng, khôi phục, tôn tạo Khu di tích lịch sử Nha Công an Việt Nam tại thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh (Sơn Dương) rộng gần 12 ha. Ngày 5-8-2000, Khu di tích được khánh thành. Di tích Nha Công an Việt Nam được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia và được công nhận là điểm du lịch sinh thái. Hằng năm, Khu di tích lịch sử Nha Công an Việt Nam đón hơn 40.000 lượt khách tham quan; riêng quý I-2008, Khu di tích đã đón trên 15 nghìn lượt khách đến tham quan.
Với quần thể di tích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gắn với Khu du lịch sinh thái đang không ngừng được mở rộng, hứa hẹn Khu di tích lịch sử Nha Công an Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch