Di tích lịch sử, văn hóa

Khu di tích lịch sử văn hóa Trần

Khu di tích lịch sử văn hóa Trần thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Khu di tích này bao gồm Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và Chùa Tháp Phổ Minh có diện tích 320.000m2. Đây là đất phát tích của vương triều Trần là quê hương của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Thời Trần ( thế kỷ XIII- XIV) nơi đây có nhiều cung điện nguy nga, tráng lệ; cung điện Trùng Quang giành cho các Thượng hoàng (vua đã nhường ngôi) ngự và cung Trùng Hoa cho các vua đền chầu Thượng Hoàng bàn việc nước. 

Đền Trần

Đền Trần gồm có đền Thiên Trường (còn gọi là đền Thượng) và đền Cố Trạch (còn gọi là đền Hạ) được xây dựng sát cạnh nhau, vốn trước đây là khu trung tâm của Hành cung Thiên Trường. Đền Thiên Trường thờ mười bốn vị vua Trần.

Về phía tây đền Trần có chùa Trùng Quang, nay không còn. Đền Trần rộng khoảng 8 ha nằm trên một khu đất cao. Những năm trước Cách Mạng tháng Tám, cây cối ở khu vực này rất tốt, tạo thành những vạt rừng xung quanh với nhiều cây cổ tụ có tên rừng Sau.

Năm 1239, vua Trần cho dựng cung diện ở đây để lấy chỗ đi lại chơi thăm. Công việc này đã được giao cho Phùng Tá Chu chỉ đạo thi công.

Lê Trắc, người đường thời đã viết về kinh thành như sau: “ ở nơi ấy thủy triều quanh thành, hoa cỏ bên bờ mùi hương xông ngát, có những thuyền trang hoàng đẹp đẽ qua lại trên sông, y như cảnh tiên vậy” (An Nam chí lược).

Phạm Sư Mạnh - nhà thơ thời Trần xác nhận:

Thành đô Tức Mặc như miền sông, sông Giản sông Trần xưa.
Nhân dân vui vẻ phong tục chất phác những năm thái bình
Nước sông Vĩnh vây quanh tòa điện chín tầng.

Tức Mặc là một Kinh thành lớn thời Trần, nhưng đã bị giặc ngoại xâm tàn phá. Trong khu di chỉ này đã tìm thấy nhiều di vật quan trọng. ở đền Thiên Trường đã tìm thấy con đường cống thóat nước ngầm. Dưới lòng đất xung quanh đền Trần đào xuống 0.20 m - 0.30m ở bất kỳ chỗ nào ta cũng gặp rất nhiều gạch ngói cổ. Trong đợt đào thám sát năm 1976 ở độ sâu 0.30m đã gặp một lớp nền móng trong đó có cả gạch bó kè. Những cánh đồng xung quanh đây với diện tích khoảng trên hai mươi mẫu Bắc Bộ còn mang nhiều tên lịch sử như Kho Nhi, Nội Cung, Cửa Triều… ở các địa điểm liên quan đến di tích đã phát hiện nhiều gốm Trần men ngọc, men nâu, những đầu rồng, đầy phượng đất nung, gạch hoa, ngói mũi hài để trang trí trên các công trình xây dựng và nhiều đồ gia dụng như bát, địa, thạp, … Có những đáy bát còn ghi rõ hàng chữ “ Thiên Trường phủ chế” (chế tác tại phủ Thiên Trường).

Đền Cố Trạch

Đền được dựng từ thời Trần (năm Hưng Long thứ 8 (1300), triều vua Trần Anh Tông. Đền thờ Đức Thánh Trần (Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn).

Cố trạch có nghĩa là "nhà cũ". Trong lần tu sửa đền Thượng vào năm 1852, đã đào được một tấm bia đá có dòng chữ “Hưng Đạo thân vương Cố Trạch” (nhà cũ của Hưng Đạo Vương). Về quy mô, đền Cố Trạch có nhiều nét giống như đền Thiên Trường gồm: nhà Đại bái, Thiêu hương, cung Đệ nhị và cung Đệ nhất.

(Nguồn: dulichnamdinh.com.vn)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *