Di tích lịch sử, văn hóa
Khu di tích núi Dinh
Giải thích về tên gọi núi Dinh, người dân địa phương kể: Do khí hậu trên núi rất mát mẻ nên trước đây toàn quyền Pháp có xây dinh thự để nghỉ mát vì vậy sau này người ta quen gọi núi Dinh. Cũng có người cho rằng sở dĩ núi được gọi tên núi Dinh là để tưởng nhớ công ơn người đã có công khai phá vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Dinh.
Núi Dinh có độ cao khoảng 500m với tổng diện tích toàn khu vực gần 60km² được xem là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ trên đỉnh núi Dinh, dòng Suối Tiên tuyệt đẹp uốn lượn, lúc là những thác nước nhỏ róc rách, lúc phình to thành hồ nước phẳng lặng, trong xanh. Đi ngược dòng, cảnh vật càng lên cao càng đẹp như muốn lôi cuốn bước chân du khách lên cao, lên cao mãi. Bờ suối có khi là thảm cỏ mượt mà xanh, có khi là cây cổ thụ tỏa bóng xum xuê với bộ rễ chằng chịt, có khi là vạt hoa rừng trinh nguyên soi mình bên suối, có khi là những tảng đá hình thù kỳ lạ như tảng đá hình đầu rắn, mẹ bồng con, hổ phục...
Ẩn hiện theo sườn núi là những ngôi chùa, trong đó phải kể đến nhiều ngôi chùa có giá trị về tôn giáo và nghệ thuật như chùa Hang, chùa đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương... Ngồi dưới bóng mát ven suối, nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim rừng líu lo, tiếng kinh, tiếng chuông mõ văng vẳng vọng lại, tâm hồn du khách sẽ lâng lâng một cảm giác thư thái, bình an đến lạ kỳ.
Ẩn hiện theo sườn núi là những ngôi chùa, trong đó phải kể đến nhiều ngôi chùa có giá trị về tôn giáo và nghệ thuật như chùa Hang, chùa đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương... Ngồi dưới bóng mát ven suối, nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim rừng líu lo, tiếng kinh, tiếng chuông mõ văng vẳng vọng lại, tâm hồn du khách sẽ lâng lâng một cảm giác thư thái, bình an đến lạ kỳ.
(Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch