Di tích lịch sử, văn hóa
Khu Lưu Niệm Hải Thượng Lãn Ông
Khu Lưu Niệm Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác (1724 - 1791) sinh ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng). Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, có truyền thống học rộng tài cao, nhiều người đỗ đạt và làm quan to nhưng rất trọng đạo lý.
Là người có tư chất thông minh, nhưng về khoa cử ông chỉ đậu đến Tam trường rồi không tiếp tục đi thi nữa mà sung vào quân đội của Chúa Trịnh. Năm 1746 Lê Hữu Trác bỏ quân ngũ về quê ngoại ở xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để phụng dưỡng mẹ già là bà Bùi Thị Thưởng. Từ đây, ông đã dày công nghiên cứu, tìm học những bài thuốc hay trong nhân dân chuyên trị bệnh cứu người, tiếng tăm ngày càng lừng lẫy. Suốt 45 năm làm thầy thuốc, hết lòng vì người bệnh, ông đã đúc kết thực tiễn, biên soạn bộ Y Tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển (mới in được 55 quyển, còn 11 quyển bị mất). Đây là một công trình khoa học đồ sộ, thể hiện tư tưởng tiến bộ, đúc kết và phát huy tinh hoa truyền thống y học dân tộc. Lê Hữu Trác đồng thời là một nhà văn, ông đã hoàn thành tác phẩm "Thượng kinh ký sự" vào năm 1782, sau thời gian ông được chúa Trịnh mời ra kinh đô chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm, phản ánh một cách chân thực xã hội đương thời. Ông mất vào năm 1791 tại quê mẹ.
Là người có tư chất thông minh, nhưng về khoa cử ông chỉ đậu đến Tam trường rồi không tiếp tục đi thi nữa mà sung vào quân đội của Chúa Trịnh. Năm 1746 Lê Hữu Trác bỏ quân ngũ về quê ngoại ở xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để phụng dưỡng mẹ già là bà Bùi Thị Thưởng. Từ đây, ông đã dày công nghiên cứu, tìm học những bài thuốc hay trong nhân dân chuyên trị bệnh cứu người, tiếng tăm ngày càng lừng lẫy. Suốt 45 năm làm thầy thuốc, hết lòng vì người bệnh, ông đã đúc kết thực tiễn, biên soạn bộ Y Tông tâm lĩnh, gồm 66 quyển (mới in được 55 quyển, còn 11 quyển bị mất). Đây là một công trình khoa học đồ sộ, thể hiện tư tưởng tiến bộ, đúc kết và phát huy tinh hoa truyền thống y học dân tộc. Lê Hữu Trác đồng thời là một nhà văn, ông đã hoàn thành tác phẩm "Thượng kinh ký sự" vào năm 1782, sau thời gian ông được chúa Trịnh mời ra kinh đô chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm, phản ánh một cách chân thực xã hội đương thời. Ông mất vào năm 1791 tại quê mẹ.
Từ thị trấn Phố Châu, theo huớng tây 6km rồi qua sông Ngàn Phố ta sẽ tới nơi sống, làm việc và nhà thờ Lê Hữu Trác. Xung quanh nhà thờ có tường bao, bốn phía cao 1, 2m. Nhà này nguyên xưa là nhà thờ họ Lê Hữu, chi ở xã Sơn Hoà làm vào năm Thành Thái nguyên niên, dời về đây năm 1972. Nhà quay về hướng Nam gồm 3 gian làm theo kiểu tam oai tứ trụ, gỗ mít, riêng cầu phong làm bằng lim, cửa gian giữa có 4 cánh, hai gian hai bên mỗi gian 3 cánh. Bàn thờ đặt ở gian giữa, có tượng bán thân Lê Hữu Trác bằng thạch cao. Gian phải và gian trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và lập nghiệp trong cuộc đời Lê Hữu Trác cũng như quan hệ gia đình và xã hội của ông.
Mộ danh y được đặt dưới chân núi Minh Tự bên bờ sông Ngàn Phố, được xây bằng tường cao, cột trụ trên đỉnh cột có hình búp sen và một số phần tôn tạo mới. Mộ có hai bậc, bậc trên là phần mộ, bậc dưới là nơi chiêm ngưỡng, trước mộ có hình cuốn thư gắn bia bằng đá Thanh do họ Lê Hữu làm từ năm 1934, với dòng chữ Hán được khắc trên mộ chí: “ Hương Sơn huyện, Tình Diệm xã, Yên Trung thôn, Lê Thị đệ thập thế tử, Huy Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông chi mộ”. Năm 2005, phần Mộ và Nhà thờ Lê Hữu Trác đã được Bộ Y tế đầu tư tôn tạọ
Mộ danh y được đặt dưới chân núi Minh Tự bên bờ sông Ngàn Phố, được xây bằng tường cao, cột trụ trên đỉnh cột có hình búp sen và một số phần tôn tạo mới. Mộ có hai bậc, bậc trên là phần mộ, bậc dưới là nơi chiêm ngưỡng, trước mộ có hình cuốn thư gắn bia bằng đá Thanh do họ Lê Hữu làm từ năm 1934, với dòng chữ Hán được khắc trên mộ chí: “ Hương Sơn huyện, Tình Diệm xã, Yên Trung thôn, Lê Thị đệ thập thế tử, Huy Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông chi mộ”. Năm 2005, phần Mộ và Nhà thờ Lê Hữu Trác đã được Bộ Y tế đầu tư tôn tạọ
(Nguồn: www.saigontoserco.com)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch