Di tích lịch sử, văn hóa
Khu Lưu Niệm Trần Phú
Khu Lưu Niệm Trần Phú: Trần Phú quê ở làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh một xã nằm dưới chân núi Linh Cảm nhìn xuống bến Tam Soa. Trần Phú sinh năm 1904 tại phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên nơi thân sinh ông làm giáo thụ. Lên 10 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống trong những năm tháng gian khổ để học tập từ vỡ lòng đến trường Quốc học ở Quảng Trị và Huế.
Năm 1922 sau khi thi đỗ Thành Chung, Trần Phú về dạy học ở trường Cao Xuân Dục ở Vinh, trong thời gian này đồng chí có dịp gần gũi với người dân lao động, trí thức yêu nước, lại được tiếp xúc với những tờ báo yêu nước như: “ Người cùng khổ” của Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú đẫ tham gia hoạt động tích cực trong các tổ chức yêu nước như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam. Cũng trong thời gian này đồng chí thường về thăm quê, vừa ẩn danh hoạt động cách mạng.
Năm 1926, đồng chí là một trong những thành viên của Hội Hưng Nam sang Quảng Châu tìm gặp Nguyễn Ái Quốc, được dự lớp huấn luyện chính trị và gia nhập Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Đầu năm 1927, Trần Phú học taị trường Đại học Phương Đông ở Maxcơva, và năm 1928 đồng chí tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VI. Sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí về nước và dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng ( 10- 1930) đồng chí đã trình bày bản Luận cương chính trị, được Hội nghị thảo luận nhất trí thông qua.
Năm 1922 sau khi thi đỗ Thành Chung, Trần Phú về dạy học ở trường Cao Xuân Dục ở Vinh, trong thời gian này đồng chí có dịp gần gũi với người dân lao động, trí thức yêu nước, lại được tiếp xúc với những tờ báo yêu nước như: “ Người cùng khổ” của Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú đẫ tham gia hoạt động tích cực trong các tổ chức yêu nước như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam. Cũng trong thời gian này đồng chí thường về thăm quê, vừa ẩn danh hoạt động cách mạng.
Năm 1926, đồng chí là một trong những thành viên của Hội Hưng Nam sang Quảng Châu tìm gặp Nguyễn Ái Quốc, được dự lớp huấn luyện chính trị và gia nhập Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Đầu năm 1927, Trần Phú học taị trường Đại học Phương Đông ở Maxcơva, và năm 1928 đồng chí tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VI. Sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí về nước và dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất BCH TW Đảng ( 10- 1930) đồng chí đã trình bày bản Luận cương chính trị, được Hội nghị thảo luận nhất trí thông qua.
Tuổi 26, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, sau đó vào Sài Gòn tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Giữa lúc phong trào đang lên, thì đồng chí bị địch bắt, bị tra tấn dã man của kẻ thù, và bệnh tật ngày càng nặng, đồng chí đã từ trần vào tuổi 27 ( 1931). Trần Phú hy sinh để lại tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, chí khí kiên cường, tinh thần học tập sáng tạo, lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
Thực hiện chính sách tôn vinh những người có công với quê hương đất nước, từ năm 1962, ngành Văn hoá Hà Tĩnh đã tôn tạo khuôn viên, tu bổ nhà thờ Trần Phú. Bên cạnh nhà thờ là nhà trưng bày những tài liệu về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú. Năm 1984, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh, phê duyệt dự án nâng cấp khu di tích, tu bổ nhà thờ, xây dựng mới nhà trưng bày quy mô 300m2. Nội dung trưng bày tiếp tục được chỉnh lý, nâng cấp. Chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trần Phú, Ban Quản Lý di tích Trần Phú được thành lập, các công trình trong khu di tích đều được nâng cấp, nội dung trưng bày được bổ sung nhiều tư liệu mới.
Bên cạnh nhà thờ là Khu mộ Trần Phú được cải táng về trên núi Quần Hội ngày 12/1/1999, nằm thoáng đãng, yên tĩnh, được quy hoạch trong khu vực rộng 4ha, bao quanh là hồ nước tự nhiên và khu dân cư đông đúc. Hồ nước nay đã cải tạo thành hồ cảnh. Ngọn đồi ông nằm là rừng thông và thảm cây lâm nghiệp, dưới chân đồi là quốc lộ 8A (cũ) đã được nâng cấp rải thảm nối liền các điểm di tích và danh thắng quê hương. Phần mộ Trần Phú và cha mẹ ông cùng hệ thống tam cấp đều được ốp và lát đá hoa cương. Trước mộ Trần Phú là bức phù điêu tạc bằng đá, rộng 40m2, biểu thị khí thế đấu tranh cách mạng trong những ngày Xô Viết năm 1930-1931. Phía sau phần mộ, một bức biển chữ hoành tráng ốp đá đỏ, gắn chữ bằng đông: “ Hãy giữ vững ý chí chiến đấu” là lời Trần Phú nhắn nhủ trước lúc hy sinh với anh em đồng chí. Khuôn viên khu mộ được phủ xanh bởi nhiều loại cây cảnh. Nhà tiếp khách khiêm nhường nhưng có đủ tiện nghi. Nhà bia với bốn mái cong lợp ngói mũi hài bao che tấm bia đá khắc ghi tiểu sử, sự nghiệp Trần Phú; khu công viên quảng trường là những công trình mới tôn tạo, xây dựng nhằm tôn vinh và ghi ơn người anh hùng quê hương.
Thực hiện chính sách tôn vinh những người có công với quê hương đất nước, từ năm 1962, ngành Văn hoá Hà Tĩnh đã tôn tạo khuôn viên, tu bổ nhà thờ Trần Phú. Bên cạnh nhà thờ là nhà trưng bày những tài liệu về thân thế và sự nghiệp của đồng chí Trần Phú. Năm 1984, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh, phê duyệt dự án nâng cấp khu di tích, tu bổ nhà thờ, xây dựng mới nhà trưng bày quy mô 300m2. Nội dung trưng bày tiếp tục được chỉnh lý, nâng cấp. Chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trần Phú, Ban Quản Lý di tích Trần Phú được thành lập, các công trình trong khu di tích đều được nâng cấp, nội dung trưng bày được bổ sung nhiều tư liệu mới.
Bên cạnh nhà thờ là Khu mộ Trần Phú được cải táng về trên núi Quần Hội ngày 12/1/1999, nằm thoáng đãng, yên tĩnh, được quy hoạch trong khu vực rộng 4ha, bao quanh là hồ nước tự nhiên và khu dân cư đông đúc. Hồ nước nay đã cải tạo thành hồ cảnh. Ngọn đồi ông nằm là rừng thông và thảm cây lâm nghiệp, dưới chân đồi là quốc lộ 8A (cũ) đã được nâng cấp rải thảm nối liền các điểm di tích và danh thắng quê hương. Phần mộ Trần Phú và cha mẹ ông cùng hệ thống tam cấp đều được ốp và lát đá hoa cương. Trước mộ Trần Phú là bức phù điêu tạc bằng đá, rộng 40m2, biểu thị khí thế đấu tranh cách mạng trong những ngày Xô Viết năm 1930-1931. Phía sau phần mộ, một bức biển chữ hoành tráng ốp đá đỏ, gắn chữ bằng đông: “ Hãy giữ vững ý chí chiến đấu” là lời Trần Phú nhắn nhủ trước lúc hy sinh với anh em đồng chí. Khuôn viên khu mộ được phủ xanh bởi nhiều loại cây cảnh. Nhà tiếp khách khiêm nhường nhưng có đủ tiện nghi. Nhà bia với bốn mái cong lợp ngói mũi hài bao che tấm bia đá khắc ghi tiểu sử, sự nghiệp Trần Phú; khu công viên quảng trường là những công trình mới tôn tạo, xây dựng nhằm tôn vinh và ghi ơn người anh hùng quê hương.
(nguồn: www.saigontoserco.com)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch