Di tích lịch sử, văn hóa
Kinh đô Trà Kiệu
Kinh đô Trà Kiệu ( còn gọi là kinh thanh Sư Tử)
Di tích Trà Kiệu nằm ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 45 km, cách thành phố Hội An 25 km về phía Tây.
Trà Kiệu từng là kinh đô, trung tâm chính trị của vương quốc Champa khoảng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11, còn có tên gọi là thành Simhapura (thành Sư Tử). Theo những trang thư tịch ghi lại, kinh thành Trà Kiệu trước đây được bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào luỹ, pháo đài, đền tháp khá đồ sộ theo lối kiến trúc quân sự của người Á Đông. Trải qua nhiều thế kỷ, ngày nay thành cổ chỉ còn lại dấu vết nền móng của những chân tường sụp đổ. Căn cứ vào nền móng phát hiện, ước đoán kinh thành có chu vi khoảng 4 km, mặt trước toà thành có nhiều công trình kiến trúc đẹp, uy nghi ngự trên các đồi thấp. Tất cả các đền thờ ở kinh đô Trà Kiệu đều thờ thần Siva và thần Visnu là hai chư thần bảo hộ cho các vương triều Champa thời bấy giờ. Trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở Trà Kiệu, chủ đề nổi bật nhất là các pho tượng đá sư tử, voi với nhiều tư thế sống động. Hiện nay, một số pho tượng này đang được trưng bày tại Bảo tàng Champa Đà Nẵng, nhà thờ Công giáo Trà Kiệu.
(Nguồn: www.quangnamtourism.com.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch