Di tích lịch sử, văn hóa
Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương
Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An). Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông cùng một số sĩ phu yêu nước ở Phú Yên tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Ông được vua Hàm Nghi phong làm "Thống soái Quân vụ Đại thần".
Trong 2 năm 1885 -1886, nghĩa quân của Lê Thành Phương đã đánh nhiều trận và làm chủ một vùng rộng lớn từ Phú Yên đến Bình Thuận. Hoảng sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân Cần Vương Phú Yên, tháng 2/1887, thực dân Pháp dồn lực lượng ra đàn áp cuộc khởi nghĩa. Ngày 14/02/1887, Lê Thành Phương bị địch bắt và giam tại nhà lao An Thổ. Chúng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông khảng khái trả lời với câu nói bất hủ: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục“ (nghĩa là : Thà chết chứ không chịu sống nhục).
Ngày 20/02/1887 (tức 28 tháng Giêng, năm Đinh Hợi -1887) Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa (nay thuộc xã An Dân- H. Tuy An). Mộ Lê Thành Phương đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau, đã được trùng tu khá khang trang. Đền thờ Lê Thành Phương được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng.
Ngày 27/9/1996, Bộ Văn hoá Thông tin quyết định công nhận di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ngày 20/02/1887 (tức 28 tháng Giêng, năm Đinh Hợi -1887) Lê Thành Phương bị địch xử tử tại bến đò Cây Dừa (nay thuộc xã An Dân- H. Tuy An). Mộ Lê Thành Phương đặt trên núi Đá Trắng, gần đèo Quán Cau, đã được trùng tu khá khang trang. Đền thờ Lê Thành Phương được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng.
Ngày 27/9/1996, Bộ Văn hoá Thông tin quyết định công nhận di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Hằng năm, vào ngày giỗ của ông (28 tháng Giêng âm lịch), nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đền Lê Thành Phương thu hút hàng ngàn khách phương xa đến tham quan, tìm hiểu.
(Nguồn: www.phuyentourism.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch