Di tích lịch sử, văn hóa
Thánh Địa La Vang
Dinh Cát là vùng đất cống hiến nhiều vị anh hùng tử đạo và cũng là nơi có số người công giáo sinh động. La Vang là một phường nhỏ bé mất hút giữa chốn rừng thiêng nước độc chẳng mấy ai lui tới ngoại trừ một số tiều phu từ dưới tỉnh Quảng Trị lên, sau này trong thời kỳ cấm cách nhiễu loạn giáo hữu các sứ đạo Hạnh Hoa, Cổ Vưu, Thạch Hãn…trốn lên rừng núi để tránh cơn bách hại, khi bình yên họ lại trở về quê quán như vậy La Vang xưa được xem là một nơi lánh nạn của người công giáo trong các thời kỳ khó khăn nhất trước đây.
La Vang là một nhà thờ tôn nghiêm của những người Việt Nam theo đạo Công giáo, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Họ tin rằng Đức Mẹ Maria đã hiện ra ở nhà thờ này vào năm 1798. Nhà thờ được xây dựng lại vài lần và là nơi hành hương quan trọng của những người Công giáo Việt Nam. Thánh địa La Vang được Toà thánh Vatican phong là Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang.
Ngày xưa, dưới thời vua Tây Sơn Quang Toản có chính sách chống đạo Kitô giáo, vì ông cho rằng những người theo công giáo giúp Gia Long, cho nên nhiều người theo Công giáo ở vùng Quảng Trị để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn đã chạy lên vùng đất này.
Thánh địa La Vang người ta nhắc nhiều vì người ta cho rằng nơi đây 17/8/1798 Đức mẹ Maria đã hiện thân. Vào khoảng thời gian này nước ta dưới thời trị vì của vua Cảnh Thịnh, người đã đưa ra chính sách cấm đạo và bắt những người theo đạo công giáo Những người công giáo sợ trốn lên vùng này (La Vang) vì là nơi rừng thiêng nước độc. Và cũng chính nơi đây có nhiều thú dữ, bệnh hoạn sinh ra nhiều gánh nặng cho họ. Họ chẳng biết làm gì vượt qua khó khăn, chỉ biết cầu chúa, đức mẹ và thế là vào 17/8/1798 đức mẹ hiện ra giúp cho họ bài thuốc trị bệnh từ đó công giáo phát triển đến bây giờ. Sau này được tòa thánh Vantican công nhận khu vực này là tiểu vương cung thánh đường La Vang. Sau này người ta nhớ nên lập nhà thờ ở đây, thờ đức mẹ La Vang.
Về tên La Vang. Có nhiều cách giải thích. Cụ thượng thư Nguyễn Hữu Bài (Phước Môn Quận Công) trong bút tích về đền thờ Thánh Mẫu La Vang đề ngày 28-2-1925 tại Huế có viết: ”La Vang là tiếng kêu om sòm, thường người ta đặt tên chỗ nọ chỗ kia thì lấy tên cái khe, cây cổ thụ, hay là tên người nào trước ở đó mà đặt tên chỗ, song đây thì lấy tiếng La Vang mà đặt tên cũng là lạ. La Vang là tiếng khi người ta bị lâm nguy mà kêu cứu, La Vang là tiếng khi người ta được sự vui mừng quá bội, hoảng hốt mà la vang hay là tiếng quở trách, tưởng rằng ý định đã xui cho người ta dùng tiếng la vang mà đặt tên cho chỗ này cho ứng nghiệm về việc đã xảy ra bấy lâu nay về sau này nữa ”Đức cha Dominico Hồ Ngọc Cẩn (1878-1948) trong bài diễn văn về Đức Mẹ La Vang (18-8-1932) có nói: tên La Vang là vì xưa ở nơi đó có nhiều cọp, xóm Trí Bưu vào làm chòi ở lại, làm gỗ vở đất, nên đêm nào cũng đánh mỏ la lối để đuổi cọp vì thế xóm chung quanh nhà thờ gọi là La Vang”.
Tiếng La Vang do chữ Lá Vằng mà ra, linh mục Philipphe Lê Thiện Bá (1891-1981) nguyên giáo sư tiểu chủng viện và đại chủng viện Huế chánh quán làng Cổ Vưu (Trí Bưu) có để lại bút tích giải thích tên gọi La Vang như sau: ”trong địa bộ làng Cổ Vưu có ghi phường Lá Vằng vì ngày xưa trên linh địa La Vang có vô số cây lá vằng loại cây này có hột đen, ăn được, vị đắng và là một vị thuốc, người phụ nữ Dinh Cát thường dùng lá vằng sắc uống khi sinh con do đó khi lập phường thì nhà nước đặt tên là phường Lá Vằng về sau người ta đọc ra thành La Vang.
Năm 1972 chiến sự diễn ra ác liệt vết bom đạn làm loang lỗ. Sau này kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã xây dựng công trình chưa hoàn thành nhưng hết kinh phí, mùa hè đỏ lửa 1972 mọi thứ bị tàn phá: nhà thờ Gác chuông nhưng tượng đức mẹ và chúa hài đồng chỉ bị một vết nứt ở tay. Lòng tin con người càng cao hơn nửa, chính vì vậy vào ngày 17/8 hàng năm người ta thường hành hương về đây. Nhà thờ chính được xây dựng lại kế bên có giếng đức mẹ.
Đức mẹ Maria ở đây rất đặc biệt. Nếu các nơi chúng ta thấy đức mẹ Maria trong trang phục theo kiểu Châu Âu, nhưng ở đây hoàn toàn Châu Á, áo dài khăn đống, rất Việt Nam với cái khánh bên trên. Đây là một sự hội nhập, ở đây thấy đức mẹ Maria mặc áo dài khăn đống nhưng khi tới nhà thờ đá Phát Diệm thì đức mẹ chỉ mặc áo dài không.
Năm 1798, dưới thời vua Cảnh Thịnh, Vua Cảnh Thịnh cấm đạo Công giáo, nguyên nhân cấm đạo là do dính dáng tới Bá Đa Lộc và vua Gia Long. Từ Phú Xuân vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn ra sắc chỉ cấm đạo hạ lệnh bách hại gắt gao, cơn bách hại đột ngột và dữ dội lệnh vua vừa ban ra quân lính đua nhau truy nã người công giáo để bắt bớ hành hạ và chém giết. Để tránh cơn bách đạo ác liệt các giáo hữu thuộc tỉnh Quảng Trị tìm cách chạy trốn vào một nơi hẻo lánh cách xa tỉnh thành chừng 6km đây là rừng núi La Vang độc địa, hẻo lánh, nên giáo hữu hy vọng quan quân không tìm đến, dầu vậy đêm ngày họ vẫn hồi hộp lo sợ bị tầm nã bắt bớ sợ thú dữ rừng hoang lại thêm lương thực không có, khí độc, nước độc nên lâu ngày nhiều người lâm bệnh tình cảnh thực trăm bề khổ cực. Trong cơn nguy khốn ấy mọi người chỉ trông cậy vào Chúa và Đức Mẹ đêm ngày hội họp nhau nơi đám cỏ dưới gốc cây đa cổ thụ đọc kinh lần hạt khóc kêu xin Đức Mẹ cứu giúp chở che, thấy con cái giữ lòng trung nghĩa cùng Chúa nhất là đang lâm cảnh hoạn nạn cơ cực ấy Mẹ nhân lành động lòng thương xót. Một hôm trong lúc họ đang đọc kinh cầu nguyện thì Đức Mẹ hiện ra rực rỡ tươi đẹp vô ngần, người mặc áo choàng rộng tay bồng Chúa Hài Đồng có hai thiên thần hầu cận, Đức Mẹ xuống đứng trên đám cỏ gần gốc cây đa nơi giáo hữu đang cầu nguyện. Đức Mẹ tỏ vẻ nhân từ âu yếm an ủi các giáo hữu vui lòng chịu khó, dạy hái lá quanh đó nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh, Đức Mẹ còn phán hứa rằng: ”các con hãy tin tưởng cam lòng chịu khổ, Mẹ đã nhận lời các con kêu xin từ nay về sau hễ ai chạy đến cầu khẩn cùng Mẹ ở chốn này Mẹ nhận lời ban ơn theo ý nguyện” Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy đó là điều các tiền nhân loan truyền lại cho đến ngày nay. Cũng từ ngày đó người người lương giáo tuôn về La Vang hành hương cầu nguyện, và Đức Mẹ giữ lời hứa, ban nhiều ơn phúc phần hồn, phần xác.
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch