Di tích lịch sử, văn hóa
Tháp cửu phẩm liên hoa
Một nét độc đáo của di tích mà mỗi khi nói về chùa Cổ Lễ không ai không nghĩ ngay trước cổng vào là một tháp cao gọi là Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Tháp được dựng năm 1927 cao 32 mét, là kiến trúc cao nhất của chùa. Tháp là biểu tượng, điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ và biểu tượng độc đáo của văn hóa Trực Ninh.
Chùa Cổ Lễ ngự toàn mảnh đất phía Tây Nam thị trấn Cổ Lễ, cửa quay về phía Tây thôn đất phật các hình khối nổi lên như những tấm gương kỳ diệu soi tỏ cho hậu thế thấy được Cổ Lễ là một vị trí trung tâm thuận lợi như đường bộ, đường thủy. Đó là kết quả của sự giao lưu văn hóa từ thời Lý, bởi lẽ dưới con mắt " Phong thủy" của người xưa thì ngôi chùa được đặt ở một vị trí đắc địa:
" Bốn bề Sơn Thủy hữu tình
Thanh Long- Bạch Hổ chung tình cùng phu
Chùa trông giữa núi thần phù
Xa xa thăm thẳm một màu tây thiên
Sau chùa chợ mở qua sông
Sông khê, thủy tước lưỡng long rày rày
( Bài kệ chùa Cổ Lễ)
Chùa Cổ Lễ đã trở thành di sản văn hóa của nhân dân địa phương nói riêng, nhân dân trong nước nói chung. Hàng năm, chùa Cổ Lễ mở hội từ ngày 13-16/9 âm lịch. Chùa Cổ Lễ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1988.
Qua nhiều thập kỷ tồn tại, liên tục tu sửa và xây dựng, chùa Cổ Lễ ngày nay là một quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình kiến trúc trải rộng theo hướng Tây Nam trên diện tích khoảng 10 mẫu được sắp xếp tuần tự từ Tây sang Đông, có quy mô rất lớn, kết hợp hài hòa kiến trúc phương tây rất đa dạng phong phú. Một nét độc đáo của di tích mà mỗi khi nói về chùa Cổ Lễ không ai không nghĩ ngay trước cổng vào là một tháp cao gọi là Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Tháp được dựng năm 1927 cao 32 mét, là kiến trúc cao nhất của chùa. Tháp là biểu tượng, điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ và biểu tượng độc đáo của văn hóa Trực Ninh.
Tháp chùa Cổ Lễ mang tên " Cửu Phẩm Liên Hoa" chín tầng hoa sen liên kết mà thành mang ý nghĩa chín tầng trời phật (Cửu trùng) một đặc thù tín ngưỡng của đạo Phật Thích Ca tầng trên cùng là Phật A Di Đà.
Tháp có tiết diện hình "bát giác" xây dựng giữa hồ lớn có kích thước 22,8 m x 12,35m, nền tháp thể hiện bằng một con rùa lớn, dáng vẻ chắc khỏe đầu hướng vào chùa và được cách điệu bằng núi lớn có biểu tượng cho sự vững trãi trường tồn.
Toàn bộ tháp có 11 tầng và được thu nhỏ dần lên đỉnh, bốn mặt đều đắp những con vật quý là Kỳ Lân và Phượng, tất cả đều sinh động làm cho người xem dễ lạc vào một thế giới thật mà như ảo. Đặc biệt xung quanh tháp, các tên hiệu Phật được đắp nổi xung quanh.
" Nam mô Liên trì hội thượng Phật Bồ Tát
Nam mô thanh tịnh Đại hải chúng Bồ Tát
Tây phương cực lạc A di đà Như Lai
Nam mô quan thế âm đại thể chí Bồ Tát"
Ngoài ra, Tháp được trang trí bởi 6 cặp rồng bám theo thân tháp, từng đôi vờn nhau, con phía trước nghểnh xuống, con phía dưới ngóc lên. Chính vì vậy mà tôn thêm sự hoành tráng của cây tháp, biểu tượng cho sự phồn vinh của nền nông nghiệp lúa nước. Sự cao quý và những phép biến hóa khôn lường của đức Phật xung quanh không gian của tháp còn có bốn hòn núi trên lưng bốn con Voi- biểu trưng về quan niệm vũ trụ là đất, nước, lửa, gió hay còn gọi là nguồn gốc của vạn vật thế giới.
Truyền thuyết kể lại, nhà sư Phạm Quang Tuyên cho xây dựng tháp rất công phu. Tháp được xây dựng trên một hồ nước được gia cố bằng 50 cây gỗ lim phần móng. Lần đầu tháp xây bị đổ, lần thứ 2 mới xây dựng thành công và đứng vững cho đến ngày nay.
Người viết muốn giới thiệu khách tham quan một điểm nhấn trong kiến trúc tổng thể của chùa Cổ Lễ. Ngoài Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, đến thăm chùa Cổ Lễ khách thập phương sẽ thấy một kiến trúc nguy nga, đồ sộ như cầu cuốn. Đó là ý tưởng của người đời và đạo Phật, bước qua cầu có dòng nước mát như thêm một lần tẩy rửa bụi trần trước khi vào cửa Phật. Hết cầu cuốn là Tam quan được xây dựng thành ba cửa, ứng với ba quan niệm trong đạo Phật đó là: (Không quan- Giả quan- Trung quan). Đi hết Tam quan là đến Hội quán Phật giáo, đền Thánh, đền Mẫu được bố trí thành hàng chữ nhất, đăng đối.
Đi hết Hội quán ta gặp 2 cầu cuốn mà ta quen gọi là cầu mãi được xây dựng theo kiểu " Thượng sơn hạ kiều", đến chùa chính, gác chuông và vườn tháp.
Hiện ở chùa Cổ Lễ còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như bàn thờ, bát hương từ thời Mạc... trống đồng cổ- chuông đồng cỡ lớn cao 4,2m đường kính 2,2 m, nặng 9 tấn...
Chùa Cổ Lễ không chỉ là một trong những di tích lịch sử và nghệ thuật kiến trúc đầy ắp những lễ hội dân gian mà còn là nơi có truyền thống cách mạng. Đây là những nét độc đáo không mấy chùa có được- đó là trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nghe theo tiếng gọi của non sông, các nhà sư cởi áo cà sa khoác áo chiến bào, đã tô thắm thêm trang sử vàng của dân tộc
" Cởi áo cà sa khoác áo chiến bào
Tuốt gươm bồng súng thù cứu nước
Vì nghĩa quên thân hiến máu đào"
Chùa Cổ Lễ hàng năm mở hội từ ngày 13/9-16/9 âm lịch.
Chùa Cổ Lễ được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988.
(Nguồn: dulichnamdinh.com.vn)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch