Di tích lịch sử, văn hóa
Tháp Nhạn
Tháp Nhạn: Nằm trên đỉnh Bảo Sơn, phía đông thị xã Tuy Hòa, người ta gọi là núi Nhạn. Trong số những di tích Chămpa còn sót lại tỉnh Phú Yên, tháp Nhạn không chỉ là tháp còn nguyên vẹn nhất mà còn có cả về mặt lịch sử cũng như nghệ thuật.
Tuy nhiên tháp Nhạn cũng bị hư hại khá nhiều, đặc biệt là vào thế kỷ thứ XIX, khi Pháp mới chiếm nước ta một tàu chiến Pháp khi đi qua cửa biển Tuy Hòa nhìn thấy thap Nhạn, thủy quân Pháp tưởng là pháo đài của ta nên đã nã pháo vào làm cho đỉnh tháp bị sụp đổ và cổng tháp cũng bị vỡ. Hiện nay cách tháp 30m là đỉnh tháp bằng đá cao 1,6m, mỗi cạnh rộng 0,9m đó là một chỏm đá có chân hình vuông được chạm hình cánh sen phía dưới, đỉnh có bầu nhọn. Tháp Nhạn là một trong những tháp lớn của Chămpa, mỗi cạnh dài 11m, cao gần 20m thuộc loại tháp tầng hình cuông. Trên các mặt tường của chân tháp được trang trí bằng các cửa giả như mô típ vốn có của tháp … cửa chính ra vào quay vào hướng đông vẫn còn một trám cửa bằng đá thể hiện hình SiVa đang múa điệu múa vũ trụ. Giống các tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách của Bình Định, trên mặt tường của Tháp Nhạn không hoa văn trang trí, các cột đứng song song, khoảng tường giữa các cột ốp chỉ là khung chữ nhật trơn. Vòm cửa giả hình cung nhọn có đầu hình quái vật Kala trên đỉnh. Các tầng trên là cấu trúc thu nhỏ dần của phần thân tháp. Do hư hại nhiều nên người ta dùng xi măng che kín cả chân tháp nên ta không thể thấy được hình dáng trang trí ở phần này. Theo các nhà nghiên cứu của tháp Nhạn được xây dựng cuối thế kỉ XI đầu thế kỉ XII. Tháp Nhạn cũng liên quan tới truyền thuyết Pônagar, người ta cho rằng tại đây cũng thờ bà. Vì trong truyền thuyết xứ Tuy Hòa là nơi đầu tiên bà ghé khi xuống trần và tại đây bà đã giết chết quỷ dữ, khai thông cửa sông Đà Rằng để dân chúng ra vào dễ dàng.
(Nguồn: www.saigontoserco.com)
Ý kiến của bạn
Di tích lịch sử, văn hóa
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch