Điểm Du lịch
Chợ Ba Đồn
Chợ Ba Đồn: Ba Đồn - tại trấn nằm sát bờ sông Gianh lịch sử, là huyện lỵ của huyện Quảng Trạch ( Quảng Bình). Nơi đây mỗi tháng ba phiên, vào các ngày mồng sáu, mười sáu, hai mươi sáu âm lịch, người trong huyện, ngoài tỉnh lại về đây họp chợ:
“Ba Đồn là chợ xưa nay
Tụ nhân, tụ hóa mười ngày một phiên”
Chợ Ba Đồn qua bao biến cố của lịch sử, từ một chợ nhỏ của một vùng quê, dần dần đã biền thành một chợ lớn nổi tiếng khắp dải đất miền Trung. Sản vật, hàng hóa của các làng quê, phường phố theo các ngả đường bộ, đường sông đổ về chợ ba Đồn làm cho chợ Ba Đồn trở nên sấm uất, thịnh vượng. Ngày có phiên chợ, nhất là các phiên chợ gần tết Nguyên Đán, người các làng trong huyện, người Đồng Hới, Kỳ Anh, Hà Tĩnh…. Đổ về Ba Đồn đông vui như đi dự hội. Người ở xa, tới chợ từ đêm hôm trước để hôm sau, khoảng 7-8 giờ sáng đã có thể bắt đầu mua bán. Đặc biệt chợ trâu bò Ba Đồn, vào các ngày phiên có một số lượng đại gia súc rất lớn, đủ cho thương nhân chở hàng toa tàu. Chợ Ba Đồn có từ bao giờ? Và tại sao vùng đất này có tên là Ba Đồn? Ba Đồn gồm 3 cái đồn lớn đóng chung quanh thị trấn Ba Đồn hiện nay: đồn Trung Thuần (Trung Ái), đồn Phan Long (Quảng Lưu) và đồn Xuân Kiều. Chợ Ba Đồn đã có bề dày lịch sử hàng mấy thế kỷ, chợ Ba Đồn cũng xuất hiện từ ngày có 3 cái đồn do quân Trịnh lập nên. Ban đầu, cho là nơi quân lính đến gặp gỡ vui chơi, trao đổi mua bán, nhiều khi cũng là dịp để thao binh, luyện tướng…. Thân nhân của nhiều binh lính từ đất Bắc cũng lội suối, băng đèo tìm đến Ba Đồn để gặp gỡ, thăm nuôi chồng con, anh em. Cao dao xưa có bài rất xúc đáng kể về việc ấy:
“ Ba Đồn là đất Châu Ô
Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa dâng
Đường trơn, gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo.
Hòn đá cheo leo
Chân trèo, chân trượt
Hỏi O gánh nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu”
Chợ Ba Đồn với tuổi đời mấy trăm năm, mãi là trung tâm kinh tế, thương nghiệp lớn của vùng đất phía Bắc tỉnh Quảng Bình.
Tụ nhân, tụ hóa mười ngày một phiên”
Chợ Ba Đồn qua bao biến cố của lịch sử, từ một chợ nhỏ của một vùng quê, dần dần đã biền thành một chợ lớn nổi tiếng khắp dải đất miền Trung. Sản vật, hàng hóa của các làng quê, phường phố theo các ngả đường bộ, đường sông đổ về chợ ba Đồn làm cho chợ Ba Đồn trở nên sấm uất, thịnh vượng. Ngày có phiên chợ, nhất là các phiên chợ gần tết Nguyên Đán, người các làng trong huyện, người Đồng Hới, Kỳ Anh, Hà Tĩnh…. Đổ về Ba Đồn đông vui như đi dự hội. Người ở xa, tới chợ từ đêm hôm trước để hôm sau, khoảng 7-8 giờ sáng đã có thể bắt đầu mua bán. Đặc biệt chợ trâu bò Ba Đồn, vào các ngày phiên có một số lượng đại gia súc rất lớn, đủ cho thương nhân chở hàng toa tàu. Chợ Ba Đồn có từ bao giờ? Và tại sao vùng đất này có tên là Ba Đồn? Ba Đồn gồm 3 cái đồn lớn đóng chung quanh thị trấn Ba Đồn hiện nay: đồn Trung Thuần (Trung Ái), đồn Phan Long (Quảng Lưu) và đồn Xuân Kiều. Chợ Ba Đồn đã có bề dày lịch sử hàng mấy thế kỷ, chợ Ba Đồn cũng xuất hiện từ ngày có 3 cái đồn do quân Trịnh lập nên. Ban đầu, cho là nơi quân lính đến gặp gỡ vui chơi, trao đổi mua bán, nhiều khi cũng là dịp để thao binh, luyện tướng…. Thân nhân của nhiều binh lính từ đất Bắc cũng lội suối, băng đèo tìm đến Ba Đồn để gặp gỡ, thăm nuôi chồng con, anh em. Cao dao xưa có bài rất xúc đáng kể về việc ấy:
“ Ba Đồn là đất Châu Ô
Một đoàn con gái chạy vô thăm chồng
Gặp trộ mưa dâng
Đường trơn, gánh nặng
Mặt trời đã lặn
Đèo Ngang chưa trèo.
Hòn đá cheo leo
Chân trèo, chân trượt
Hỏi O gánh nước
Hỏi chú chăn trâu
Ba Đồn quân lính đóng đâu”
Chợ Ba Đồn với tuổi đời mấy trăm năm, mãi là trung tâm kinh tế, thương nghiệp lớn của vùng đất phía Bắc tỉnh Quảng Bình.
(Nguồn: www.saigontoserco.com)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch