Điểm Du lịch
Chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba trước kia từ thời Gia Long đặt tại phường Đông Phước. Chợ được xây dựng bằng gạch và gạch ngói, được gọi là chợ Đông Phước hay là chợ Quy Gia Thị. Về sau chợ dời ra cửa Đông Hoa nên chợ lại mang tên mới là chợ Đông Hoa. Vì kiêng tên của bà Hồ Thị Hoa- là vợ vua Minh Mạng thứ 20 nên đổi tên chợ là chợ Đông Ba.
Chợ Đông Ba là công trình được xây dựng vào loại sớm cùng với trường Quốc Học và cầu Tràng Tiền dưới thời vua Thành Thái. Chợ được xây dựng trên một mảnh đất có phong cảnh hữu tình, gần phố xá, gần ngã ba sông, là trục giao lưu giữa các địa phương và là một vùng đất rộng thoáng. Vào đầu thế kỷ XX, chợ Đông Ba là một công trình kiến trúc kết hợp Đông Tây ở Huế. Chợ được xây thành bốn dãy quán: trước, sau, phải, trái. Giữa chợ có một toà lầu vuông gồm ba tầng, tầng trên cùng bốn phía có đặt bốn đồng hồ dể điểm giờ. Chợ Đông Ba dần dần trở thành trọng điểm của miền Trung vì ở đây là nơi tiêu thụ các mặt hàng cũng là nơi sơn hào hải vị đều có.
Sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, chợ Đông Ba hoàn toàn đổ nát và được xây dựng lại với quy mô lớn hơn. Chợ có diện tích 14.000 m2, gồm 2000 lô. Công trình xây dựng chợ đã đảm bảo được sự hài hoà trong đường nét, giữ lại được vai trò trong thiên nhiên mà sông Hương là một đường nét lớn.
Lầu vuông đứng ở trung tâm chợ dược cải tạo và xây dựng lại quy mô, đảm bảo độ bền, mỹ thuật hơn, hài hoà hơn.
Ngày 10-10-1987, khu một chợ Đông Ba đã được khánh thành trong niềm vui chung của nhân dân Huế. Chợ Đông Ba sau cải tạo và xây dựng mang dáng vóc của một khu thương nghiệp dịch vụ tổng hợp hiện đại và duyên dáng. Ngoài khách tham quan trong nước, chợ Đông Ba hằng ngày còn đón du khách ngoài nước đến Huế.
(Nguồn: www.saigontoserco.com)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch