Điểm Du lịch

Chợ Tình Mộc Châu

Ngày 1 tháng 9 hàng năm người Mông Mộc Châu lại nô nức dự phiên chợ tình chỉ diễn ra duy nhất trong một năm. Ngày ấy cũng là tết độc lập của người Mông nên phiên chợ càng thêm náo nhiệt. Chợ đẹp rực rỡ với sắc màu các dân tộc Mông nào là Mông trắng, Mông đen, Mông đỏ, Mông hoa, Mông Mán... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa.

Hai chữ "chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người vùng xuôi như một ý nghĩa thiêng liêng về tình yêu. "Chợ" ở ở đây không bán cũng chẳng mua mà "chợ" là nơi để họp mặt hò hẹn, là nơi trao gửi tình cảm của những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì một hoàn cảnh nào đó không thể đến được với nhau.Qua những buổi chợ họ trở nên người tri âm tri kỷ. Chợ cũng là nơi để các đôi trai gái trẻ gặp nhau mà nên duyên chồng vợ. Nơi ấy diễn ra phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng địa phương. Là nơi hội tụ tất cả những gì gọi là tinh hoa văn hóa qua nét sinh hoạt cộng đồng.

Chợ tình Châu Mộc cũng có dáng dấp như chợ tình Khâu Vai bên Hà Giang, trải qua hơn 40 năm, nhiều thế hệ thanh niên gặp nhau ở đây đã nên vợ nên chồng. Cũng có mối tình không dẫn đến hôn nhân, nhưng vẫn giữ mối quan hệ bạn bè, họ gặp lại nhau trong đêm tết, thăm hỏi động viên nhau trên bước đường đời. Vì vậy, đêm về khuya, bố đi đường bố, mẹ đi đường mẹ, con trai, con gái lớn đi lối riêng của mình. Họ hẹn nhau đến sáng thì đợi ở một điểm nào đó để cùng về bản, tuyệt nhiên không hỏi đêm qua gặp ai, ở đâu, làm gì... Một đặc điểm của phiên chợ này là, tuy người rất đông, kín đường, kín chợ, ngựa xe không đi nổi, nhưng không hề có cãi cọ, không có người say rượu. Người Mông có câu: "Tan chợ không say không phải là người tốt", ý nói người không uống say là không thật lòng với bạn, hoặc không có bạn.

Nhiều trò chơi hấp diễn ra trong ngày hội

Theo năm tháng, chợ tình Mộc Châu ngày một thêm đông. Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Đường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Họ mang theo cả radio cassette đi tìm bạn, mở băng ghi âm những bài hát mà bạn mình ưa thích, bạn nghe được sẽ tự tìm đến. Rồi hai người dắt nhau đi trò chuyện, họ lại mở máy, ghi âm tiếng nói, lời ca hoặc điệu khèn của nhau. Họ trao băng ghi âm cho nhau để mỗi khi nhớ bạn lại mở ra nghe giọng nói thân thương. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt rửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Đó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười, bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm tay, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve... Cuộc vui rồi cũng qua, để lại kỷ niệm sâu nặng về tình yêu, tình anh em, bạn bè, và những âm vang của những bài ca, điệu múa ẩn chứa tâm hồn người dân miền sơn cước.

Chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa hoa ban tới, tình yêu

(Nguồn: saigontoserco.com)

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *