Điểm Du lịch
Đền Đồng Nhân
Nằm ở số 12 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, đền Đồng Nhân thờ hai chị em bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, là những vị nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho đất nước.
Đền Đồng Nhân còn gọi là đền Hai Bà Trưng và đền Trưng Nữ Vương. Đền được xây dựng vào năm 1142 dưới triều vua Lý Anh Tông, Hai bà quê ở Mê Linh, đất Phong Châu. Chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị. Lúc bấy giờ Thái thú nhà Hán là Tô Định tàn bạo, giết hại Thi Sách, là chồng của bà Trưng Trắc. Hai bà phất cờ nổi dậy và được dân chúng ở các nơi cùng hưởng ứng đánh đuổi quân Tô Định lấy được 65 thành trì ở Lĩnh Nam, tự xưng làm vua. Về sau, nhà Hán sai tướng là Mã Viện sang đàn áp, hai bà chống không nổi phải rút về giữ đất Cẩm Khê, sau cùng lên núi Thường Sơn và tự vẫn. Một thuyết khác nói rằng Hai Bà cùng nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn, sau đó khi thiêng hóa thành hai tảng đá trắng trôi trên sông Hồng về bến bãi Đồng Nhân, đêm thường phát sáng rực rỡ. Dân làng thấy vậy, bèn lấy vải đỏ rước tượng bà và lập đền thờ Hai Bà ở ngay bãi Đồng Nhân ven sông. Tương truyền tượng đầu đội mũ trụ, thân mặc áo giáp, hai tay giơ cao chỉ lên trời. Vua đã phát hai đôi ngà trang trí và hai pho tượng voi để thờ Hai Bà. Do bãi sông bị lở dần, đền có nguy cơ bị đổ, dân phải dời về xã Đại Từ. Đến năm Gia Long 18 (1819) đền mới được chuyển vào tại Hương Viên, trên nền khu Võ Sở (thời Lê dùng làm nơi luyện và thi võ). Dân làng Đồng Nhân ở ngoài bãi cũng di chuyển vào đó và thờ cúng Hai Bà.
Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua 4 cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là sân rộng, dưới bóng đa có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Khu đền thờ hiện nay được chia làm hai phần: đền thờ Hai Bà và chùa thờ Phật. Đền thờ Hai Bà được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Tòa bái đường gồm 7 gian, mái dài rộng, bên trong có nhiều đồ thờ cúng. Gian ngoài có tượng hai con voi đen, một cái khánh bằng đồng thau, một bia đá dựng năm 1840. Gian giữa có nhiều điêu khắc gỗ, bên trong là nơi thờ cúng Hai Bà. Trên bệ đá cao khoảng một mét là tượng Hai Bà bằng đất luyện, tư thế ngồi. Bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng, Hai bên là tượng12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù cho chồng.
Đền đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 28-4-1962
Trước mặt đền có hồ bán nguyệt, đường vào qua 4 cột trụ gạch đồ sộ, cây cối sum sê, bên trái là sân rộng, dưới bóng đa có tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Khu đền thờ hiện nay được chia làm hai phần: đền thờ Hai Bà và chùa thờ Phật. Đền thờ Hai Bà được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Tòa bái đường gồm 7 gian, mái dài rộng, bên trong có nhiều đồ thờ cúng. Gian ngoài có tượng hai con voi đen, một cái khánh bằng đồng thau, một bia đá dựng năm 1840. Gian giữa có nhiều điêu khắc gỗ, bên trong là nơi thờ cúng Hai Bà. Trên bệ đá cao khoảng một mét là tượng Hai Bà bằng đất luyện, tư thế ngồi. Bà chị Trưng Trắc mặc áo vàng, bà em Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng, Hai bên là tượng12 nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù cho chồng.
Đền đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 28-4-1962
(Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch