Điểm Du lịch
Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí
- Vị trí - Địa điểm: |
Xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An |
- Cấp bậc - xếp hạng: |
Di tích lịch sử - Văn hoá Quốc gia' được công nhận theo QĐ số 34/VHQG ngày 10/01/1990 |
- Cơ quan quản lý: |
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch |
Giới thiệu chung:
Đền thờ Nguyễn Xí, một vị đại thần dưới bốn triều vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, làm phụ chính cho hai vua: Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông.
Đền được xây dựng trên một khu đất cao ráo, hơi tách riêng với khu dân cư. Hiện nay, diện tích của đền gồm khu vực I (phần đền thờ) dài 137 mét, rộng 61 mét. Khu vực 11 (phần đất trồng cây ăn quả chung quanh đền dài 184 mét, rộng 96 mét). Khu đền, mặt trước hướng về phương nam. Mặt sau là phương bắc, có một quần thể núi non gồm núi Mão, núi Gươm, núi Cồn Thông, núi Voi là điểm tựa, trông thật hùng vĩ và khoảng đạt Riêng núi Cờ nằm phía đông, xưa có tượng đá thần đồng, cùng góp phần tăng thêm vẽ hùng vĩ. Cách đặt tên núi ờ đây dễ thường là có sau khi có sự nghiệp hiểm hách của Nguyễn Xí.
Đã có nhiều cách gọi tên khu đền. Gọi theo chữ Hán là Cương Quốc Công Từ (đền thờ Cương Quốc Công). Gọi theo tên Nôm là đền Nguyễn Xí. Dân gian còn quen gọi là nhà thờ họ Nguyễn Đình. Khu đền được khởi công theo lệnh của Vua Lê Thánh Tông vào năm (1467) tức là hai năm sau khi Nguyên Xí qua đời (1465). Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đền thờ Nguyễn Xí đã qua nhiều lần trùng tu, hiện nay khu đền gồm có:
I. Khu vực “Hoa biểu” với:
1. Bảng hổ: Cao 1,2 m, dày 0,25, dài 2 m. Xây bằng gạch đá và vôi vữa. Trên mặt bảng có hình một con hổ đắp nổi trong tư thế ngồi., hai chân trước chụm vào nhau trên một món đá, đầu ngẩng cao, mắt nhìn tới phía trước. Thờ hổ là chuyện phổ biến với nhiều đền đài. Nhưng với đền thờ Cương Quốc Công, còn gắn với truyền thuyết hổ lầm mà vồ chết vị thân phụ của Nguyễn Xí như đã nói .
2. Tứ trụ: Xây ở ngay phía sau bảng hổ, gồm hai trụ chính cách nhau một lối đi khoảng 1,50 m và hai trụ nhỏ nằm hai bên trụ chính, được bố trí cần đối Giữa trụ chính và trụ nhỏ mỗi bên đều có đắp nối với nhau bằng một bức tường trên đó có đắp hình ngựa trong tư thế đứng thoải mái .
II. Cầu ao:
Qua khu khu vực Hoa biểu, đi vào trong chừng 30 m là khu cầu ao. Cầu bắc qua ao 3 mét, làm bằng xí măng cất thép, có trụ cao 1,2 mét hình cấu vồng, có lan can. Dưới cầu, hai ao bán nguyệt thông nhau, mỗi ao dài 12 mét, rộng 8 mét, sâu 1,2 mét. Ngày trước có sen vào mùa hạ, sen nở hoa thơm ngát, trên bờ trồng dừa, trúc, cao, trông rất ngoạn mục nhưng sau đó cảnh tượng không còn như trước. Năm 1999, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Nghệ An đã đầu tư kinh phí tu tạo lại trông khang trang hơn .
III. Tam quan:
Toàn bộ Nghi Môn tam quan nằm trên một diện tích: Dài 1 6 mét, rộng 9 mét gồm:
1. Cột đèn: (Còn gọi là đại đăng trụ, hoặc thiền trụ ngũ sắc đăng), nằm phía trước và hái bên cửa tam quan (3 cửa) cao 12 mét bao gồm bệ vuông, thân cột, bệ vuông thót đáy và trên cùng là bộ lồng đèn, tất cả đều xây bằng xi măng. Thân cột bên trong trống rỗng, có thể trèo bên trong để thắp đèn ngũ sắc ở bộ lồng đèn ở trên trong những ngày ngày lễ trông thích mắt vào những buổi đêm nơi thôn dã mà thủa xưa, tại khu đền chung quanh còn có cây cối rập rạp.
2. Tả môn và hữu môn: Được nối liền từ phía trong của hai cột đèn bởi hệ thống tường bao, mỗi bên dài 4 mét. Tả môn và hữu môn đều được xây dựng theo cấu trúc chồng diêm, mỗi cửa dài 2,40 m, rộng 1,60 mét, cao 4,50 mét. Tầng dưới nhìn tổng thể có hình dáng như 4 cột được nối liền với nhau t bởi hai bờ tường hai đầu. Cửa ra vào được xây theo kiểu vòm cuốn cao 2,20m, rộng 1 mét.
3. Chính môn: Nằm giữa tả môn & hữu môn và nối liền với tả hưu môn bằng tường bao gấp khúc hình chữ chi. Chính môn cũng cấu trúc theo hình chồng diêm 3 tầng cao 8 m, rộng 3 mét, dài 4 mét: Táng dưới có 4 cột trụ xây liền tường và cũng theo hình vòm cuốn cao 2,50 mét, rộng 2,95 mét. Ngày xưa còn có cửa lim đóng mở. Tầng 2 cao 2 mét cũng tạo dáng giống tầng 1, cũng theo kiểu vòm cuốn. Phía trong của lầu tầng có đặt bàn thờ rộng 0,80 mét, dài 0,85 mét. Lầu trên cũng là bộ phận cổ diêm: Cao 1,2 mét dài 1,4 mét, rộng 0,80 mét, có mái và bờ nóc Ở trên. Nghệ thuật trang trí điêu khắc tại chính môn rất phong phú và dẹp mắt. Ở hai tường bao nối liền với tả môn và hữu môn, có đắp một con voi trong tư thế chầu vào trong đầu ngẩng cao, vòi cong xuống, mập và khoẻ trên lưng có bành voi. Ở hệ thống tường bao nối liền cửa chính lại có đắp hình ngựa, cũng mỗi bên một con cao 1,20 mét, dài 1,30 mét trong tư thế đứng và cũng hướng vào trong có mang yên cương. Ở hai bên mảng tường ngay tại cửa chính còn đắp hình hai người nghĩa quân, tay chống nạnh hai thanh gươm tuất trần, đầu đội mũ, mình mặc áo giáp, chân đi hài.
Phía trên hai mảng tường cũng có đắp ngựa và đắp tượng sư tử trong tư thế nằm rình mồi, đầu hướng ra phía trước, bốn chân co lại, mặt to, mắt lồi, mũi nở, miệng rộng để lộ hàm răng dự tợn. Phía trước hai bên chính môn đắp hình hai con rồng đang trong tư thế cuộn mình từ trên xuống dưới, đầu ngẩng cao và cùng chầu vào giữa có mây xoắn làm nền. Phía trên cửa vòm cuốn đắp hai con chim phượng đang hướng đầu vào một bức cuốn thư với tư thế ngẩng cao đầu Phía hai bên cửa vòm cuốn của tầng lầu còn có hai con hạc đứng trên lưng rùa, miệng ngậm cành hoa hướng đầu vào giữa cửa. Phía trên cùng, ở chính giữa của tầng lầu là một biển hình chữ nhật có khắc 4 chữ Hán: THIÊN KHAI CẤM SẮC (trời mở sắc đẹp). Mặt phía sau cửa chính môn trang trí đơn giản hơn. Nhìn chung tam quan là một công trình nghệ thuật trang nghiêm mỹ lệ vào loại hiếm có trong các đền đài còn lại, không chỉ ở Nghệ An mà còn với nhiều địa phương khác.
IV. Khu chính điện:
Phía trong tam quan qua một cái sân rộng lát gạch là khu chính điện bao gồm:
l. Nhà bái đường: Có 3 gian chính và 2 gian phụ với 5 hàng cột dọc và 6 hàng cột ngang, gian chính giữa rộng 3mét, hai gian kề mỗi gian rộng 2,6 m, hai gian phụ môi gian rộng 2 mét. Hiên nhà rộng 1,6 mét. Bái đường làm bằng gồ lim. mít, dạ hương. Mái lợp ngói vẩy, hai đầu hồi là tường xây. Phía trước có hệ thống cửa gỗ lim và mít. Phía sau ăn thông vào trung điện. Trong bái đường có treo hoành phi, câu đối và cuốn thư. Ở gian chính giữa, có hai con hạc cao lớn đứng chầu hai bên .
2. Sân trung điện: Dài 7 mét, rộng 6 mét, lát gạch bát tràng, giữa sân có bể cạn và nhà đốt vàng. Hai bên bể 'cạn là bồn hoa. Bể cạn dài 1,4 mét, rộng 0,5 mét, cao 0,6 mét. Mặt ngoài thành bể có đắp nổi 4 loại cây: Tùng, cúc trúc, mai. Nhà đốt vàng nằm phía trong bể cạn, móng cao 0,2m, nhà rộng 0,9 m, dài im, cao 2 m, có 4 chân quì, có đắp 4 đầu rồng nâng đỡ có thêm hình mây soạn với ý là rồng đang lượn trong mây. Mặt ngoài cũng được trang trí các cây cảnh trong bộ tứ quí.
3. Gác chuông - Khánh: Được xây dựng ở hai bên tả hữu vu đương đối.
Hai gác nằm ngay sau cửa hai gian nhà hồi của bái đường và cũng cấu trúc theo kiểu chồng diêm 3 tầng, tầng dưới cao 2,2 mét, tầng giữa cao 1,6 mét, tầng trên cao 1,2 mét. Ở phần chính giữa của cửa vòm cuốn cả gác chuông và gác khánh đều có đắp 3 chữ Hán: Vạn tư niên (ở gác chuông), kinh hữu thổ (ở gác khánh). Việc xây dựng hai gác chuông và khánh Ở hai bên tả vu và hữu vu đã tôn thêm vẻ đẹp cân đối, hài hoà; trang nghiêm của khu chính diện.
4. Nhà Trung diện: Nằm giữa vị.trí trung tâm của khu di chính diện.
Nhà được xây dựng theo kiểu chồng điểm 3 tầng trông rất uy nghi, độc đáo. Nó có kích thước 5,50 x 5,50 , có nền cao hơn sân là 0,25 mét. Kết cấu nhà trung điện giống với kết cấu của Khuê văn các (gác Khuê Văn) thuộc Văn miếu Hà Nội. Việc trang trí bằng kiến trúc của nhà Trung điện cũng rất công phu, đầy sáng tạo. Bốn phía của tầng dưới có xây tường 'Liên hoa' và đều có lối ra vào. Tường cao 1,20 m. Trên mặt bằng của tầng dưới, phía trước có một án thư, tiếp đó là một giường thờ và trong cùng là một cái kiệu rống. hai bên phía trước án thư có 'Bát bảo' và bốn phía của Trung và điện (tầng dưới) đều có hệ thống y môn có giá trị nghệ thuật độc đáo về điêu khắc, chạm chỗ. Y môn phía trước dài 3 mét. Chiều cao hai bên gắn vào thân cột là 1,20 mét. Tất cả chạm thủng và sơn son thiếp vàng. Có hình chạm một cuốn thư, hai bên có hình chim phượng trong tư thế dang cánh bay cao giữa mây trời. Ở hai đai của hai bên y môn cũng có hình rồng cuộn mình từ dưới lên. Ở y môn tả hữu cũng có sự trang trí hấp dẫn. Có mặt ngũ phúc. Có mặt con dơi ngậm chữ Hỷ. Có hoa lá, có hai con sóc trong tư thế ngồi thoải mái, đầu quay vào giữa. Đặc biệt với y môn chính diện thì có rất nhiều hoạ tiết. Có hình mặt trời ở chính giữa và thấp thoáng phía sau mặt trời ở hai bên là những đám mây được cách điệu. Mặt trời còn có hình ảnh rồng cuộn dài ba khúc.
Ở tầng hai cũng trang trí y môn chạm lộng như tầng dưới nhưng khác về kích thước và đề tài trang trí. Ở đây có hoa lá, văn triện nối tiếp nhau trong một khoảng dài 1,60 mét. Có hai chim hạc đang chầu vào giữa. Phía trong tầng hai có đặt giường thờ trên có một án thư và một án hương bằng sứ. Trong hệ thống kiến trúc phong phú bề thế của đền thờ Cương Quốc Công, có lẽ cùng với tam quan, nhà Trung điện là một loại công trình có giá trị nghệ thuật nhất.
5. Nhà tả vu - hữu vu: Nằm cân đối hai bên nhà trung điện và sát mái với nó. Mỗi nhà rộng 3 mét, dài 9 mét, kết cấu giống nhau, gồm 3 gian, 2 hồi, 4 hàng cột ngang, 2 hàng cột dọc. Phía sau là tường. Phía trước thông với sân nhà Trung điện. Kết cấu nói chung đơn giản. Cả 3 gian của tả vu, hữu vu đều có khám thờ đặt trên giường thờ xây xi măng, mỗi giương cao nhét, rộng 2,20 mét, dài 2,50 mét. Nhà Tả vu và Hữu vu là nơi thờ 16 người con trai của Cương Quốc Công
6. Nhà Thượng điện: Nằm trong cùng của hệ thống đền thờ. Có thềm nhà cao hơn cả. Cao 0,80 mét, dài 7 mét, rộng 6 mét, có 3 gian, gian giữa rộng 2,6 mét. Hai bên mỗi gian rộng 2,20 mét. Mái nhà Thượng điện và Trung điện sát kề nhau có máng nước chung . thuật chính diện của ba gian có 3 bức y môn cũng chạm thủng với hình 'Lưỡng long triều nguyệt' mặt hổ phù miệng ngậm chữ Hỷ, 2 chim phượng Ở hai bên trong tư thế đang bay, đầu hướng vào giữa... Bài văn trùng tu.... biên ký (1921) do quản tộc Nguyễn Huy Côn soạn và sách Levieux (An Tĩnh xưa) của người Pháp H.Le Brenton (Lơ Bờrờiông) đều ghi: Ở nhà Thượng điện, gian giữa thờ cụ Nguyễn Hội (thân phụ của Cương Quốc Công) và vợ, gian bên trái thờ cụ Nguyễn Biện (anh trai của Cương Quốc Công) và vợ, gian bên thờ Cương Quốc Công và vợ. Việc bố trí bàn thờ như trên là có từ bao đời nay. không thay đổi.
Trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật như: Bia đá; Kiệu rồng; Hai con hạc (đứng trên lưng rùa); Hai bức cuốn thư sơn son thiếp vàng (1 ở Trung điện, 1 ở bái đường); Tượng hổ sư bằng gỗ mít, (đặt ở hai bên trước Thượng điện);Chuông đồng; Nhiều tế khí: (đồ thờ) hoặc bằng gỗ sơn son thiếp vàng, (như long ngai, thần chú, khám thờ, mâm cỗ bồng, cọc sáp, ống hương, mâm tiến tự hương án, trống...), hoặc bằng sứ, đất nung (như độc bình, bát hương, chén tống, bát sứ, (ra sứ hoa, bê đựng rượu...) hoặc bằng ngà (chén), hoặc bằng kim loại dư hương, hạp hương, tam sự, thất sự, chiêng...) hoặc bằng vải thêu (cờ ngũ hành, bức trướng đại có 4 chữ Trung nghĩa can đảm), hoặc bằng giấy (hai cuốn gia phả bằng chữ Hán); Câu đối, hoành phi, văn bia: (Riêng câu đối được khắc gỗ là rất nhiều, gần như tương đương với số cột chính của các nhà). Bức hoành phi ở chính giữa Trung điện gồm 3 chữ 'Nhạc giáng thần' (Khí thiêng của núi đã giáng vào vị thần này) là của vua Lê Thánh Tông ban cho .
Nằm chung trong quần thể di tích đền Nguyễn Xí, cách chừng 500 mét về phía Đông, còn hai ngôi mộ là của cụ Nguyễn Hội và Nguyễn Xí hiện vẫn giữ nguyên trạng thái đắp đất không xây gạch đá có từ bao đời nay. Riêng mộ Nguyễn Xí, có tài liệu cho biết cũng đã từng được vua Lê Thánh Tông ngự tứ mộ chí: ' Nam Việt Quốc, đặc ân khai quốc phủ Nghi đồng, Tam ty nhập nội, kiểm hiệu Thái sư Cương Quốc Công, tứ quốc tính Lê Công chí một”.
Đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí quả là một khu di tích lịch sử - văn hoá nguy nga, trầm hùng đẹp đẽ thuộc loại hiếm, còn lại hiện nay trên đất Nghệ.
(Nguồn: cinet.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch