Điểm Du lịch
Di tích Lịch sử – Văn hoá Đền Bái Dương
Ngôi đền đã có lịch sử hàng trăm năm, căn cứ hơn 10 đạo sắc phong còn giữ được trong Di tích vào các dịp đăng quang, khánh thọ các vua triều Nguyễn đã sắc phong cho đền, cho phép nhân dân thờ thần mẫu Thánh nương thần nữ thiên Tây ngạn Ngọc Dung (tương truyền công chúa thời Hùng Vương dựng nước) bảo vệ đất nước, che chở cho nhân dân lâu nay ling ứng. Đồng thời còn tôn thờ Tản viên Sơn thượng đẳng thần, vị thần biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đầu thế kỷ XX nhân dân còn rước chân nhang Mẫu Thượng Thiên từ phủ Dầy Nam Định lên thờ vọng. Xã Tuy Lộc trước đây có sáu Đình, hai đền, một Chùa. Trải qua những biến cố thăng trầm của Lịch sử và sự huỷ hoại của thiên nhiên, hầu hết các Di tích đã trở thành phế tích, duy nhất còn lại đền Bái Dương vốn là đất xưa đền cũ dấu thiêng nên được nhân dân coi sóc, tôn tạo và hương hoả lễ bái Xuân, thu nhị kỳ. Ngôi đền thiêng ngày nay tuy khiêm tốn về vật chất nhưng là Di tích Lịch sử – Văn hoá lưu giữ được nhiều đạo sắc phong nhất trong các Di tích được xếp hạng ở tỉnh Yên Bái và vùng Tây Bắc nước ta, với 14 đạo sắc phong có nội dung chứa đựng nhiều thông tin Lịch sử – Văn hoá quí giá. Đền Bái Dương nơi lưu giữ bản sắc Văn hoá dân tộc và góp phần khơi nguồn cho nhân dân Tuy Lộc tình yêu quê hương Đất nước, hăng hái lao dộng sản xuất, trồng hoa, trồng lúa, trồng rau. Đất và Người nơi đây nghĩa tình trọn vẹn, thổi hồn sắc son vào từng viên gạch xây dựng thành phố Yên Bái tươi đẹp, trẻ trung soi bóng xuống dòng sông Thao.
Đền Bái Dương xưa với những Lễ hội phong phú như Tế Mẫu, tế thần Cao Sơn Địa Vương, rước kiệu Mẫu. Xuân thu nhị kỳ đều tổ chức Lễ hội các lễ cầu chính (tính theo âm lịch):
- 15/1 tết thượng nguyên
- 11/3 hội Cha
- 11/8 hội mẹ
- 25/1 lễ hoá mã
- Ngày 15/1 (âm lịch) dân làng tổ chức rước kiệu từ Đình Bái Dương lên Đền Bái Dương.
Nội dung phần lễ cầu thần linh phù trì cho Quốc thái, dân an, mùa vụ bội thu nhà nhà no đủ. Phần hội có các hội hát ví, hát chầu văn, đánh cờ sân…
Với bề dày Lịch sử và các di vật quí giá còn giữ được trong Di tích, đáp ứng với nguyện vọng thiêng liêng của nhân dân, ngày 25/9/2006 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã ký Quyết định số 395/QĐ-UBND xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp tỉnh đền Bái Dương.
Được sự cho phép của các cấp Tỉnh, thành phố ngày 23/4/2007 (tức ngày 7/3 năm Đinh Hợi) Đảng uỷ, HĐND, UBND và nhân dân xã Tuy Lộc tổ chức lễ đón Bằng Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp tỉnh và lễ dự lễ dâng hương tưởng niệm tại Đền Bái Dương.
(Nguồn: yenbai.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch