Du lịch nước ngoài
Liên minh châu Âu tăng cường phát triển du lịch biển
Ủy ban châu Âu (EC) vừa đệ trình chiến lược mới về thúc đẩy du lịch biển của châu lục, trong đó ghi nhận tiềm năng du lịch biển và duyên hải đối với sự phát triển bền vững và kiến tạo việc làm.
EC đề xuất 14 hành động để giúp các doanh nghiệp và các vùng ven biển đối phó với những thách thức nhằm góp phần đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế xanh của Liên minh châu Âu (EU).
Các hành động được đề xuất trong chiến lược trên gồm việc tăng khả năng đối thoại và hợp tác hơn nữa giữa các đối tác công-tư và các doanh nghiệp cũng như người tham gia du lịch biển trong khối, thúc đẩy việc làm, nâng cao kỹ năng và đổi mới, chú trọng hơn đối với du lịch sinh thái, và có những hướng dẫn trực tuyến về các cơ hội góp vốn tài trợ nhằm định hướng đầu tư.
Các nước thành viên EU, giới chức khu vực và ngành du lịch sẽ là các trung tâm để xây dựng và thực hiện các hành động đó.
Mặc dù có những tiềm năng không thể phủ nhận, nhưng ngành du lịch biển của EU đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà chiến lược trên hướng tới để tìm cách giải quyết. Những khó khăn có thể kể đến là khoảng cách giữa thông tin và sự hiểu biết, nhu cầu không ổn định, tính thời vụ cao, kỹ năng và sự đổi mới còn thiếu và việc tiếp cận các nguồn tài chính khó khăn. Các hành động được đề xuất trong chiến lược trên sẽ tập trung hỗ trợ ngành vượt qua những khó khăn và tạo ra một môi trường thu hút đầu tư.
Antonio Tajani, Ủy viên phụ trách Công nghiệp, Doanh nghiệp và Du lịch châu Âu, nói du lịch được coi là một đòn bẩy kinh tế cơ bản cho sự phát triển của EU, dựa vào đó để hoạch định các chính sách có tính phối hợp, đồng bộ, chuyên biệt và tận tâm.
Du lịch biển - bao gồm các hoạt động du lịch tại các bãi biển và hải dương, du ngoạn trên biển - là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều vùng biển và đảo tại châu Âu. Ngành thu hút 3,2 triệu lao động, đóng góp 183 tỷ euro (251 tỷ USD) giá trị gia tăng cho kinh tế châu Âu, tức chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng kinh tế biển của EU.
Cũng liên quan đến vấn đề phát triển du lịch, EC cũng đã đề xuất một bộ các quy tắc được áp dụng tự nguyện nhằm đảm bảo chất lượng du lịch cũng như đảm bảo rằng du khách từ các nước khác đến các nước thành viên hay khu vực sẽ nhận được giá trị xứng đáng với đồng tiền họ đã bỏ ra. Bộ quy tắc bao gồm bốn nội dung chính là đào tạo nhân viên, làm hài lòng khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo sự chính xác và tin cậy của thông tin.
Theo tuyên bố của EC thì việc được tiếp xúc với nguồn tin cập nhật và tin cậy về chất lượng của dịch vụ du lịch sẽ giúp khách du lịch khắc phục được vấn đề bất đồng ngôn ngữ và có sự lựa chọn đúng.
Bên cạnh đó, các quy tắc yêu cầu các doanh nghiệp cần đảm bảo việc đào tạo tất cả các nhân viên trong cung cấp trực tiếp các dịch vụ tới khách du lịch, cùng các thông tin có giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng, dịch vụ, các sản phẩm và di sản của địa phương./.
(Nguồn: TTXVN)
Các hành động được đề xuất trong chiến lược trên gồm việc tăng khả năng đối thoại và hợp tác hơn nữa giữa các đối tác công-tư và các doanh nghiệp cũng như người tham gia du lịch biển trong khối, thúc đẩy việc làm, nâng cao kỹ năng và đổi mới, chú trọng hơn đối với du lịch sinh thái, và có những hướng dẫn trực tuyến về các cơ hội góp vốn tài trợ nhằm định hướng đầu tư.
Các nước thành viên EU, giới chức khu vực và ngành du lịch sẽ là các trung tâm để xây dựng và thực hiện các hành động đó.
Mặc dù có những tiềm năng không thể phủ nhận, nhưng ngành du lịch biển của EU đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà chiến lược trên hướng tới để tìm cách giải quyết. Những khó khăn có thể kể đến là khoảng cách giữa thông tin và sự hiểu biết, nhu cầu không ổn định, tính thời vụ cao, kỹ năng và sự đổi mới còn thiếu và việc tiếp cận các nguồn tài chính khó khăn. Các hành động được đề xuất trong chiến lược trên sẽ tập trung hỗ trợ ngành vượt qua những khó khăn và tạo ra một môi trường thu hút đầu tư.
Antonio Tajani, Ủy viên phụ trách Công nghiệp, Doanh nghiệp và Du lịch châu Âu, nói du lịch được coi là một đòn bẩy kinh tế cơ bản cho sự phát triển của EU, dựa vào đó để hoạch định các chính sách có tính phối hợp, đồng bộ, chuyên biệt và tận tâm.
Du lịch biển - bao gồm các hoạt động du lịch tại các bãi biển và hải dương, du ngoạn trên biển - là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của nhiều vùng biển và đảo tại châu Âu. Ngành thu hút 3,2 triệu lao động, đóng góp 183 tỷ euro (251 tỷ USD) giá trị gia tăng cho kinh tế châu Âu, tức chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng kinh tế biển của EU.
Cũng liên quan đến vấn đề phát triển du lịch, EC cũng đã đề xuất một bộ các quy tắc được áp dụng tự nguyện nhằm đảm bảo chất lượng du lịch cũng như đảm bảo rằng du khách từ các nước khác đến các nước thành viên hay khu vực sẽ nhận được giá trị xứng đáng với đồng tiền họ đã bỏ ra. Bộ quy tắc bao gồm bốn nội dung chính là đào tạo nhân viên, làm hài lòng khách hàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo sự chính xác và tin cậy của thông tin.
Theo tuyên bố của EC thì việc được tiếp xúc với nguồn tin cập nhật và tin cậy về chất lượng của dịch vụ du lịch sẽ giúp khách du lịch khắc phục được vấn đề bất đồng ngôn ngữ và có sự lựa chọn đúng.
Bên cạnh đó, các quy tắc yêu cầu các doanh nghiệp cần đảm bảo việc đào tạo tất cả các nhân viên trong cung cấp trực tiếp các dịch vụ tới khách du lịch, cùng các thông tin có giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng, dịch vụ, các sản phẩm và di sản của địa phương./.
(Nguồn: TTXVN)
Ý kiến của bạn
Du lịch nước ngoài khác
- Indonesia và Myanmar ký thỏa thuận miễn trừ thị thực
- Khám phá thiên đường du lịch Belize
- Du lịch Philippines tăng trưởng ấn tượng bất chấp thiên tai
- Khu đền Sambor Prei Kuk - Điểm đến mới của Campuchia
- Những cảnh đẹp thiên nhiên khó tin trên thế giới
- Lạc bước trên những con đường đẹp bậc nhất thế giới
- Kỳ ảo cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới
- Nga tái lập kỷ lục về lượng khách du lịch đến Việt Nam
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch