Thắng cảnh
Cửa biển Lộc An
Lộc An vừa có biển, có sông, có rừng nên rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái và về nguồn của giới trẻ. Tại đây bạn có thể đi thuyền trên vàm sông Ray, leo núi tham quan núi Minh Đạm cách đó chừng vài cây số. Khác với biển ở những nơi khác, muốn ra bãi biển Lộc An bạn phải dùng xuồng hoặc thúng câu băng qua một hồ nước rộng, người địa phương gọi là đùng. Điều này lại làm cho bạn thích thú vì được lắc lư trong chiếc thúng câu rong chơi trên mặt hồ phẳng lặng. Những phương tiện chuyên chở “đặc chủng” cùng với ghế bố, dù, võng, lò nướng... thường được các khách sạn ở đây miễn phí nếu khách nghỉ qua đêm. Biển Lộc An trong xanh và kín gió, bãi cát phẳng lì nằm dưới những cánh rừng dương trải dài vô tận, sẽ cuốn hút bạn ngay lần đầu đặt chân đến. Nếu bạn không muốn ăn theo thực đơn của nhà hàng thì có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức hải sản mùa nào thứ nấy được mua trực tiếp của ngư dân...
Mỗi khi thủy triều xuống ở những bãi đước ven biển Lộc An có rất nhiều cá thòi lách lên tìm mồi. Đó là cơ hội để những người có máu săn bắt trổ tài chụp nơm hoặc bắn tỉa bằng chạc thung. Rượu đế do chính người Lộc An chưng cất nhắm với cá thòi lòi nấu me là một đặc sản chỉ Lộc An mới có, lỡ thử vào rồi bạn khó lòng dứt được. Ấn tượng nhất khi đến Lộc An còn là những cồn cát có tên là Bún Bịch - Động Đền hay còn gọi là Trảng Vua nơi có vẻ đẹp kỳ diệu không thua gì đồi cát Mũi Né - Hòn Rơm. Ở đây khá còn hoang sơ, bãi tắm chưa bị chia năm sẽ bảy như các nơi khác, hiếm hoi lắm bạn mới gặp một chiếc xe đạp chở quà bánh bán cho dân vạn chài lặng lẽ ngang qua.
Cửa biển Lộc An chính là điểm hẹn của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Nơi đây đã bao lần chứng kiến nghệ thuật tài tình, khéo léo của các chiến sĩ cách mạng chuyển vũ khí cho mặt trận miền Đông Nam Bộ.
Ngày nay, trở lại cửa biển Lộc An thăm lại di tích lịch sử - nơi đã từng ghi dấu ấn bao chiến công oanh liệt của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong những năm kháng chiến để nhớ lại một thời đầy oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Mỗi khi thủy triều xuống ở những bãi đước ven biển Lộc An có rất nhiều cá thòi lách lên tìm mồi. Đó là cơ hội để những người có máu săn bắt trổ tài chụp nơm hoặc bắn tỉa bằng chạc thung. Rượu đế do chính người Lộc An chưng cất nhắm với cá thòi lòi nấu me là một đặc sản chỉ Lộc An mới có, lỡ thử vào rồi bạn khó lòng dứt được. Ấn tượng nhất khi đến Lộc An còn là những cồn cát có tên là Bún Bịch - Động Đền hay còn gọi là Trảng Vua nơi có vẻ đẹp kỳ diệu không thua gì đồi cát Mũi Né - Hòn Rơm. Ở đây khá còn hoang sơ, bãi tắm chưa bị chia năm sẽ bảy như các nơi khác, hiếm hoi lắm bạn mới gặp một chiếc xe đạp chở quà bánh bán cho dân vạn chài lặng lẽ ngang qua.
Cửa biển Lộc An chính là điểm hẹn của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Nơi đây đã bao lần chứng kiến nghệ thuật tài tình, khéo léo của các chiến sĩ cách mạng chuyển vũ khí cho mặt trận miền Đông Nam Bộ.
Ngày nay, trở lại cửa biển Lộc An thăm lại di tích lịch sử - nơi đã từng ghi dấu ấn bao chiến công oanh liệt của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong những năm kháng chiến để nhớ lại một thời đầy oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
(Nguồn: baria-vungtau.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch