Thắng cảnh
Cụm đảo Hòn Khoai
Trên đỉnh hòn còn có ngọn tháp Hải Đăng cao 15,7 m do thực dân Pháp xây dựng năm 1939. Ngọn Hải Đăng ở Hòn Khoai là một trong những hệ thống đèn báo biển liên hoàn từ Cần Giờ đến Côn Đảo, Phú Quốc, tới Vịnh Thái Lan, phục vụ cho các tàu biển đi lại, và các hạm đội hải quân của Pháp tuần tra. Ngày nay nó có một vị thế quan trọng về an ninh trên biển. Muốn tham quan ngọn Hải Đăng, từ chân hòn, có hai hướng đi chính. Một là từ đồn biên Phòng 700 len qua những tàng cây cổ thụ, những dải núi đá với các khe suối chảy róc rách. Lần theo những con đường mòn để xuyên tới đỉnh; hướng thứ hai, từ cảng Hòn Khoai đi theo đường trải nhựa mà những năm chiếm đảo, thực dân Pháp đã xây dựng con đường từ chân hòn lên đến đỉnh để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Qua hằng thập kỷ con đường này vẫn còn nguyên vẹn, phục vụ rất lý tưởng cho khách tham quan đỉnh hòn.
Hòn Khoai còn là chứng tích của lịch sử, đó là sự kiện ngày 13.12.1940, người thầy giáo, người chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã chỉ huy nghĩa quân nổi dậy giết tên tên sếp đảo của thực dân Pháp, chiếm Hòn Khoai, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của quân và dân vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Có thể nói, Hòn Khoai là một tiềm năng về du lịch sinh thái của tỉnh rất lớn, nơi đây hội tụ các yếu tố về thiên nhiên, lịch sử mà không ở đâu nơi vùng biển Cà Mau có được. Một cụm đảo gồm 5 hòn chính tạo thành một không gian lý tưởng, với một hệ sinh thái rất đa dạng, nhiều chủng loài thuộc dạng quý hiếm, như: mai vàng, huyết rồng, sâm quy, đỗ trọng... nếu chúng ta biết đánh thức và khơi dậy nguồn tiềm năng vô giá, cụm đảo Hòn Khoai sẽ trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của vùng biển cuối trời cực Nam Tổ quốc.
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch