Thắng cảnh
Lênh đênh sông Hồng thăm Kinh Bắc
Thị xã Bắc Ninh cách Hà Nội 31 km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có một số sông lớn chảy qua. Địa hình chủ yếu là đồng bằng có nhiều địa danh đẹp đã đi vào thơ ca. Đến Bắc Ninh, du khách có dịp thưởng thức những địa danh nổi tiếng của quê hương Kinh Bắc xa xôi.
Nơi đầu tiên du khách đặt chân là chùa Bút Tháp. Chùa có tên chữ là Ninh Phúc Tự, toạ lạc ở phía tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 17), theo kiểu “nội công ngoại quốc” , ngoài cùng là tam quan, tiếp đó là gác chuông hai tầng tám mái, tiền đường, thiêu hương… Tại chùa có thờ các bộ tượng tam thế, Tam thân, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7 m có 11 đầu, gần 1000 tay, 1000 mắt đặt trên toà sen do rồng đội, bên dưới là các hình trang trí sóng nước, tôm, cua, ốc, rùa… bốn góc là bốn pho tượng lực sỹ trông rất sống động. Trong chùa còn có tháp “cửu phẩm liên hoa” bằng gỗ cao 8m, nhiều cổ vật quý, tháp đẹp. Nổi tiếng là tháp Báo Nghiêm, nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết. Tháp xây dựng bằng đá 8 mặt, năm tầng cao 13m, đỉnh tháp hình nậm rượu. Tháp Tôn Đức năm tầng cao 10m nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ 2 của chùa. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đây là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất của Việt Nam.
Tiếp theo du khách đến thăm chùa Dâu. Chùa ở thôn khương tự (còn gọi là Dâu), xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, cách Hà Nội chừng 30 km.
Chùa được dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 ở vị trí là giao điểm những con đường lớn, nơi tiếp thu đạo Phật và trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ, trong Phật điện chính có pho tượng lớn nữ thần pháp vân (nữ thần mây ) ngồi trên toà sen, vì vậy chùa còn được gọi là Pháp Vân tự. Trong khuôn viên chùa có ngọn tháp nổi tiếng, xây dựng thế kỷ thứ 6, với ý nghĩa như một trụ ngăn cản luồng gió nghiệp chướng. Vì vậy, tháp mang tên Hoà Phong. Vào dịp lễ hội, du khách được thưởng thức phần lễ và hội độc đáo, gắn bó với cuộc sống của người dân Kinh Bắc.
Lễ hội mở vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch tại làng dâu, xã thanh khương, huyện thuận thành, chùa dâu thờ phật mẫu man nương. đây là lễ hội tiêu biểu cho sự hội nhập của tín ngưỡng và đạo Phật. Trong dịp lễ hội có lễ rước tượng Phật Bà đi qua các vùng như chùa Tứ Pháp, chùa Đậu, chùa Tưởng. Phần hội có thi làm bánh dầy - một đặc sản của địa phương và nhiều trò vui khác, kéo co, cơ tướng…
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch