Tin đào tạo du lịch
Hướng tới triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN
Theo ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (TCDL), năm 2015 là mốc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chính vì vậy, triển khai MRA-TP nhằm mục tiêu tạo điều kiện dịch chuyển lao động du lịch trong ASEAN, tạo ra nền tảng chung về kiến thức và kỹ năng nghề du lịch để người lao động có thể làm việc ở mọi nơi trong ASEAN.
Đối tượng của MRA-TP là các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động trong ngành du lịch. Để triển khai thực hiện MRA-TP sẽ cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghề chung, giáo trình đào tạo, thành lập Hội đồng nghề du lịch quốc gia, Ban chứng nhận nghề du lịch, Ủy ban giám sát nghề du lịch, Hệ thống đăng ký nghề du lịch…
Ông cho biết, theo kế hoạch, thỏa thuận MRA-TP trong ASEAN sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2013; trong năm 2014 sẽ phát động thực hiện và hỗ trợ triển khai; và năm 2015 sẽ áp dụng chính thức.
Trả lời câu hỏi về cơ hội và thách thức đối với sinh viên du lịch Việt Nam khi áp dụng MRA-TP, ông Cường nhận định, MRA-TP sẽ mang lại cơ hội cho sinh viên được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia, khu vực; các trường du lịch sẽ tiến hành đào tạo bằng phương pháp mới xây dựng kỹ năng nghề dựa trên năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ trong công việc) và tạo cơ hội dịch chuyển lao động trong ASEAN. Tuy nhiên, dịch chuyển lao động không chỉ là cơ hội mà cũng là thách thức đối với sinh viên Việt Nam khi họ sẽ phải cạnh tranh với lao động từ các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, ông cho rằng sinh viên Việt Nam cần cải thiện khả năng ngoại ngữ để có thể cạnh tranh với lao động trong khu vực và tìm kiếm cơ hội cho mình.
Đại diện khách sạn Melia Hà Nội chia sẻ, trong quá trình tuyển dụng và làm việc của lao động trong khách sạn cho thấy chất lượng của các ứng viên đã được cải thiện hơn so với những năm trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của một khách sạn quốc tế. Điều quan trọng là cần thay đổi tư duy của các bạn sinh viên khi tham gia vào ngành nghề dịch vụ, trong đó cần bảo đảm tính kỷ luật và tính cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp.
(Nguồn: TITC)
Ý kiến của bạn
Tin đào tạo du lịch khác
- Hợp tác với các trường đại học Queensland nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch
- Lào Cai: Tổ chức hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2013
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL: 3 nhà, 5 tại chỗ
- Bổ sung 1 triệu euro tăng cường nhân lực ngành du lịch
- Mở rộng chức năng của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (VTCB)
- Đào tạo thuyết minh viên Di sản TNTG Vịnh Hạ Long
- Thừa Thiên – Huế: Bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch
- Hội An khai giảng lớp kỹ năng phụ bếp cho thanh niên nông thôn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch