Tin đào tạo du lịch
Nhân lực - Chìa khóa phát triển du lịch bền vững
Thỏa thuận này cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên và để công nhận các kỹ năng và văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN. Đồng thời, việc triển khai những thỏa thuận này sẽ ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh giữa những người lao động du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước cũng phải đưa ra các chiến lược mới trong quản trị nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và cộng đồng. Theo đó, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã và đang triển khai những nhiệm vụ thiết yếu, tập trung các nguồn lực để tăng cường số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Bà Phan Thị Hồng Dung, Phó trưởng Ban đào tạo của Tập đoàn Vingroup chia sẻ rằng hiện nay tập đoàn Vingroup đang có gần 8000 nhân sự trong khối khách sạn và du lịch, bao gồm các nhân viên đã tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCN du lịch trên cả nước. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế doanh nghiệp cũng các cơ sở kinh doanh du lịch trong nước, bà Dung có nhận định rằng nhân lực trong ngành khách sạn ở Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cũng có chung quan điểm, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Lữ hành Sapio cho biết, sau mỗi tour, công ty tiến hành khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng và kết quả cho thấy, thái độ và kỹ năng của nhân viên phục vụ là yếu tố rất quan trọng để khách du lịch đánh giá chất lượng phục vụ của các đơn vị cung cấp chứ không hẳn vì chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
Một giả thiết có kết quả thực tế được đưa ra: nếu các doanh nghiệp Việt Nam không thực sự chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực thì bản thân các doanh nghiệp sẽ đánh mất vị thế của mình trên thị trường Việt Nam và cả thị trường quốc tế. Vậy đâu là hướng đi mới của các doanh nghiệp du lịch trong hoạt động quản lý nhân lực?
Hiểu rõ được yếu tố thành công lớn nhất của dịch vụ du lịch là con người, trong bối cảnh đổi mới về chuyển dịch lao động trong cộng đồng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và liên quan đã nhanh chóng nắm bắt các nguồn thông tin, các chính sách về du lịch của Việt Nam cũng như của cộng đồng ASEAN để bước đầu triển khai những thay đổi trong quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Bà Dung (Vingroup) cho biết, Tập đoàn Vingroup đã chia sẻ những khó khăn về nguồn nhân lực du lịch cùng thị trường thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và thẩm định kỹ năng nhân viên. Không chỉ riêng Tập đoàn Vingroup, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng đang tự chuyển động để tìm kiếm các giải pháp trong vấn đề quản lý nhân lực.
Chia sẻ về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trích phóng sự Nhân lực phát sóng trên InfoTV, ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Trưởng Văn phòng Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch (VTCB) đánh giá đội ngũ đào tạo viên theo tiêu chuẩn VTOS còn rất hạn chế về số lượng; bên cạnh đó, quy mô triển khai đào tạo chưa đủ lớn để đáp ứng được số lượng doanh nghiệp du lịch ngày càng tăng. Vì vậy, dù rất nỗ lực nhưng cơ quan quản lý nghề du lịch vẫn chưa thể triển khai hệ thống tiêu chuẩn nghề trên diện rộng.
Một khóa tập huấn Thuyết minh viên địa phương tại Hội An./
Theo số liệu tính toán của Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, dự báo đến năm 2015, tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là gần 505,000 người, trong đó lao động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước là khoảng 5,200 người. Những thông tin nêu trên cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là khá lớn. Trước những đòi hỏi thực tế này, các doanh nghiệp ưu tiên đào tạo nghề du lịch, tư vấn phát triển du lịch cũng như phát triển chiến lược kinh doanh cũng đã ra đời. Ông Nguyễn Đức Hoa Cương, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Khoa học, Viện Du lịch bền vững Việt Nam – đơn vị đào tạo nghề du lịch – tư vấn phát triển và quy hoạch các dự án du lịch cho biết: hầu hết các doanh nghiệp khi tìm đến ART VIETNAM đều gặp phải vấn đề với 2 nhóm đối tượng chính là nhóm đối tượng đã qua đào tạo, giữ một số vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp và nhóm sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ đào tạo cho nhân viên ở mức cơ bản, có thể đáp ứng được yêu của vị trí đảm nhiệm mà chưa tuân thủ tiêu chuẩn chung của du lịch. Ông Cương cũng khẳng định, ART VIETNAM hoàn toàn tự tin là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ du lịch theo tiêu chuẩn VTOS và có khả năng đưa ra các kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo trong nước. Bà Dung (Vingroup) cũng đã đưa ra những đánh giá cao về chất lượng quản lý và dịch vụ của ART VIETNAM trong các hoạt động cung cấp chuyên gia thẩm định và soạn thảo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch phù với với đặc thù của Tập đoàn Vingroup (2013).
Việc các đơn vị kể trên ra đời đã và đang xã hội hóa quá trình đào tạo nghề du lịch trên diện rộng và là giải pháp tối ưu cho hoạt động đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn VTOS hiện nay. Tuy nhiên PGS-TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa tới vấn đề nhân lực bằng cách xây dựng môi trường tiếp cận dễ dàng hơn, thành lập các diễn đàn dành cho đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để họ có thể cùng đối thoại và trao đổi cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề nhân lực du lịch thực tế trong giai đoạn hội nhập mới.
Lan Hương (Art Vietnam)./.
Ý kiến của bạn
Tin đào tạo du lịch khác
- Hợp tác với các trường đại học Queensland nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch
- Lào Cai: Tổ chức hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi năm 2013
- Phát triển nguồn nhân lực du lịch ĐBSCL: 3 nhà, 5 tại chỗ
- Bổ sung 1 triệu euro tăng cường nhân lực ngành du lịch
- Mở rộng chức năng của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (VTCB)
- Đào tạo thuyết minh viên Di sản TNTG Vịnh Hạ Long
- Thừa Thiên – Huế: Bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch
- Hội An khai giảng lớp kỹ năng phụ bếp cho thanh niên nông thôn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch