Tin du lịch
Đón khách Nhật, không nhanh tay sẽ mất cơ hội…
Nếu không nhanh chân, vài năm nữa khi một số quốc gia trong khu vực có đường bay thẳng tới Nhật, cơ hội khai thác thị trường Nhật Bản sẽ tuột mất trong tầm tay của chúng ta…
Theo kết quả được tiến hành khảo sát với 15.000 chủ khách sạn trên khắp Châu Âu và được đăng trên trang web du lịch nổi tiếng Expedia thì khách du lịch Nhật Bản được xem là ‘những khách du lịch tốt nhất thế giới’ và họ được đánh giá cao vì sự lịch sự, gọn gàng và khả năng chi tiêu cao. Nhật Bản là một cường quốc kinh tế và là quốc gia hiếm hoi khuyến khích công dân đi du lịch nước ngoài.
Đây là những lý do để chúng ta khai thác thị trường này. Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc đón 1 triệu khách Nhật là mục tiêu vừa khó vừa dễ. Khó vì khách Nhật Bản nổi tiếng khó tính và đòi hỏi chất lượng cao, dễ là hiện nay một số nước khác cùng khu vực chưa có đường bay thẳng sang Nhật, mà khách Nhật thường phải quá cảnh tại Việt Nam trước khi sang họ. Chính vì thế nếu không tranh thủ lúc này, trong vài năm tới, các nước này có đường bay thẳng đến Nhật Bản thì cơ hội sẽ bị tuột khỏi tầm tay của chúng ta.
Trả lời báo giới về câu hỏi đánh giá thị trường du lịch Việt Nam, ông KazuHiro Ito, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Du lịch Nhật Bản tại Bangkok (JNTO) kỳ vọng rất nhiều vào thị trường du lịch Việt Nam, tuy nhiên vẫn có lo ngại rằng, chất lượng phục vụ, cơ sở hạ tầng của chúng ta vẫn còn nhiều phải tính tới.
Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam gần đây ngày càng tăng và trở thành một trong những nước có lượng khách inbound vào Việt Nam khá đông.
Nguyên nhân khiến cho người dân Nhật đi du lịch nước ngoài nhiều là do thu nhập cao và nếu tính về chi phí cho tổng chuyến đi thì trong nhiều trường hợp đi du lịch nước ngoài còn rẻ hơn so với chi phí đi du lịch trong nước, nhất là đến những nước ở khu vực châu Á. Do vậy, top 20 nước trên thế giới mà người Nhật đi du lịch nhiều nhất chủ yếu là các nước châu Á.
Tuy nhiên những lo ngại của ngành du lịch Việt Nam và cả phía Nhật Bản trong việc đón khách của các doanh nghiệp Việt không phải không có cơ sở.
Đầu tiên phải kể đến vấn đề xúc tiến quảng bá đến thị trường rất tiềm năng này của chúng ta. Ông Phùng Quang Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam thì, một trong những vấn đề khách du lịch Nhật Bản hay phàn nàn đối với các nhà cung cấp dịch vụ lịch là thiếu thông tin và sách hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nhật về điểm đến du lịch.
Song thực tế, hiện nay các ấn phẩm tiếng Nhật được quảng bá vào thị tường này hình thức rất xấu, thông tin cũng không được cập nhật thường xuyên. Các ấn phẩm khách du lịch và các hãng lữ hành của Nhật Bản cần như sách hướng dẫn du lịch và bản đồ du lịch tiếng Nhật thì không có.
Công tác quảng bá, xúc tiến của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Nhật Bản vẫn còn thiếu chuyên nghiệp thường chỉ chạy theo sự kiện như tham gia hội chợ JATA vào tháng 9 hàng năm.
Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 10 ngàn hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế, tuy nhiên song chúng ta chỉ có 410 hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật. Nếu so với tỉ lệ trung bình trong một năm cứ 1 hướng dẫn viên phục vụ khoảng 600 khách du lịch quốc tế có thì 1 hướng dẫn viên tiếng Nhật phải phục vụ hơn 1.000 khách du lịch Nhật Bản.
Có lẽ vì thế ngành du lịch Việt Nam tiên lượng để đáp ứng việc đón 1 triệu khách Nhật Bản vào năm 2015, trong khoảng thời gian còn 4 năm nữa, việc đào tạo và tăng gấp đôi số hướng dẫn viên tiếng Nhật như hiện nay. Đây có lẽ là một việc làm bất khả kháng của ngành du lịch Việt Nam.
Trong khi, tâm lý người Nhật rất trọng chữ tín và sự chân thành nên những hướng dẫn viên có trình độ tiếng Nhật tốt, thân thiện và tốt bụng sẽ được các khách du lịch Nhật giới thiệu cho bạn bè của họ-những người có thể sẽ tới du lịch vào những lần sau.
Đại diện nhiều hãng lữ hành chia sẻ, trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, nhu cầu đi du lịch của người dân giảm, vấn đề giá cả và môi trường du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch là mối quan tâm hàng đầu của du khách. Nhật Bản là thị trường lớn, nhưng khách Nhật lại khá kỹ tính và cẩn thận, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao trong khi nhân lực, vật lực của du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Với du khách Nhật, cơ sở lưu trú nơi họ lưu lại trong hành trình có thể không phải là loại thượng hạng, nhưng phải sạch sẽ và hài hòa với môi trường thiên nhiên. Thế nhưng, tại Việt Nam lại ghi nhận lượng khách Nhật đến Việt Nam chủ yếu tập trung vào hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM trong khi chúng ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Điều này minh chứng rằng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch để đón khách Nhật của Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết.
Nguồn: Dân trí
Ý kiến của bạn
Tin du lịch khác
- Mở tour khám phá miền Tây xem Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia 2014
- Gắn văn hóa với phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
- Hội thảo “Hồn Việt trong tà áo dài đương đại”
- Đà Nẵng vào top thành phố tiến bộ nhất năm 2015
- Phải thay đổi tư duy và cách làm
- Lập 7 đội phản ứng nhanh cứu hộ ở các bãi biển Đà Nẵng
- “Di sản Thế giới tại Nhật Bản” đến Việt Nam
- Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều sao quốc tế
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch