Tin du lịch
Hà Nội phát triển 3 làng nghề thành điểm du lịch đạt chuẩn quốc gia, quốc tế
Đây là nội dung của Kế hoạch số 207/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo do UBND TP Hà Nội ký ban hành.
Kế hoạch nêu rõ, yêu cầu Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chủ trì lập và triển khai quy hoạch 2 cụm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Trung tâm Hà Nội; Sơn Tây - Ba Vì; Phối hợp lập và triển khai quy hoạch 4 cụm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Hương Sơn - Quan Sơn; núi Sóc - Hồ Đồng Quan; Vân Trì - Cổ Loa; Hà Đông và phụ cận; Chủ trì lập và triển khai quy hoạch phát triển khu du lịch Ba Vì - Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, phối hợp UBND huyện Gia Lâm, UBND quận Hà Đông, UBND thị xã Sơn Tây lập và triển khai quy hoạch, đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); làng dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) và Làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây) trở thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Về phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô, Sở xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch MICE, làng nghề, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực, chữa bệnh… theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, du lịch xanh.
Kế hoạch cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện rà soát tiềm năng khai thác du lịch trên cơ sở các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, danh lam, thắng cảnh đặc trưng trên địa bàn để đề xuất lựa chọn và lập kế hoạch tập trung đầu tư phát triển 1-2 sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Du lịch tổ chức có hiệu quả các lễ hội trên địa bàn TP gắn với hoạt động liên kết, quảng bá, thu hút khách du lịch; đặc biệt các lễ hội quy mô lớn, đón nhiều du khách hàng năm như: Hội gò Đống Đa, Hội Cổ Loa, Hội Gióng, Hội đền Sóc, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội chùa Hương và lễ hội khác.
Ngoài ra, tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến và phát triển thị trường, trong đó, Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước; Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thiện hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về du lịch và lập dự án đầu tư quản lý tài nguyên, sản phẩm du lịch, số hóa cơ sở dữ liệu về du lịch trên địa bàn TP. Xây dựng trang thông tin du lịch điện tử du lịch Hà Nội; tổ chức phát triển các điểm cung cấp dịch vụ wifi miễn phí tại các khu, điểm du lịch./.
Nguồn: Toquoc.vn
Ý kiến của bạn
Tin du lịch khác
- Mở tour khám phá miền Tây xem Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia 2014
- Gắn văn hóa với phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
- Hội thảo “Hồn Việt trong tà áo dài đương đại”
- Đà Nẵng vào top thành phố tiến bộ nhất năm 2015
- Phải thay đổi tư duy và cách làm
- Lập 7 đội phản ứng nhanh cứu hộ ở các bãi biển Đà Nẵng
- “Di sản Thế giới tại Nhật Bản” đến Việt Nam
- Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều sao quốc tế
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch