Tin du lịch
Làm sao để thành điểm đến “không thể bỏ qua”?
Chưa phải điểm đến du lịch hoàn chỉnh
Vài năm gần đây, phương châm phát triển các loại hình du lịch mới được đặt ra khá quyết liệt. Du lịch khám phá, du lịch về nguồn được quan tâm hơn trước, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu nguồn cội, nền văn hóa bản địa của du khách trong và ngoài nước. Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, là điểm đến nằm ở trung tâm Thủ đô với quần thể di tích trên mặt đất và dưới tầng sâu, chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật vô giá. Hơn nữa, nơi đây có diện tích hơn 18ha, không gian cảnh quan đẹp, có khả năng đón tiếp một lượng khách rất lớn. Đó là lợi điểm đáng kể của di sản này, với tư cách là một điểm đến du lịch.
Tuy vậy, thực tế cho thấy kể từ khi mở cửa lần đầu tiên vào năm 2004 đến nay, lượng khách du lịch đến Hoàng thành Thăng Long khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 120 nghìn lượt người/năm, thấp hơn nhiều so với kết quả khảo sát về khả năng thu hút khách du lịch của di sản này (ở khu Thành cổ, vào khoảng 5.000 lượt khách/ngày, ở khu di chỉ khảo cổ là 1.500 lượt/ngày). Theo GS sử học Lê Văn Lan, trong số khách đến Hoàng thành Thăng Long, nhiều nhất vẫn là "các cô, các cậu muốn mượn cảnh đẹp ở đây để chụp ảnh kỷ niệm". Du khách nước ngoài và người Việt Nam ở xa đến muốn xem không gian "cơ quan quyền lực" của đất nước một thời thì không thể hài lòng với những mảnh ngói, chiếc bình, lư, bát… nằm yên trong tủ kính.
Các đơn vị lữ hành coi Hoàng thành Thăng Long là một điểm đến giàu tiềm năng, nhưng cũng chưa hài lòng với những chuyển động tại đây - xét về khía cạnh phục vụ khách, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội của họ. Thông tin cơ bản cho du khách tại đây (về hiện vật, khu trưng bày) rất nhiều nhưng đều được cung cấp theo kiểu "sách vở", khô khan.
Những chuyển động cần có
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, sắp tới đơn vị này sẽ tiến hành một loạt thay đổi, hướng đến cách khai thác Di sản Hoàng thành Thăng Long phù hợp với chương trình tham quan du lịch. Những phần việc cần thực hiện trước tiên là tiến hành quảng bá trên mạng, thiết kế phòng trưng bày 3D, chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống, nhạc cung đình, gắn kết khu di sản với các điểm đến hấp dẫn khác của Hà Nội.
Nhiều ý kiến đề xuất trung tâm nên tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn, mời các nhà nghiên cứu lịch sử am hiểu về di tích tập huấn cho thuyết minh viên tại Hoàng thành Thăng Long và hướng dẫn viên du lịch của các đơn vị lữ hành. Nói về những chuyển động cần có, GS Lê Văn Lan cho rằng, điều quan trọng nhất là tìm ra cách thông tin ấn tượng về Hoàng thành Thăng Long. Với một quần thể di tích rộng lớn, ta không thể giới thiệu một cách chung chung mà nên nhấn vào chi tiết quan trọng, "thổi hồn" vào hiện vật trưng bày bằng những câu chuyện thú vị liên quan. Chẳng hạn, chuyện về chiếc ấn gỗ kỳ lạ của vua Trần quý giá nhường nào, chuyện về chủ nhân của bộ sứ Trường Lạc đẹp vô cùng…
Theo ông Lưu Đức Kế, cung cấp dịch vụ gia tăng là cách tốt nhất để thu hút du khách. Trung tâm nên mở các quầy đồ lưu niệm, ẩm thực, cà phê, điểm chụp ảnh, cho thuê thời trang cung đình… Một vài "chi tiết nhỏ" nữa phải lưu tâm, theo đại diện các đơn vị lữ hành là "bí quyết" thu hút khách: Tổ chức lễ hội quy mô nhỏ vào một thời điểm nhất định trong ngày hoặc trong tuần, dành một khu vực nào đó để tổ chức trò chơi truyền thống…
Hoàng thành Thăng Long có thể được khoác một "tấm áo mới", sinh động và gần gũi hơn đối với khách tham quan. Sự cải cách phương thức phục vụ du khách, được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự toàn vẹn của di sản mà không làm cản trở quá trình phát huy giá trị, có thể giúp cho di sản này sớm trở thành điểm đến không thể bỏ qua của Hà Nội.
Nguồn: HNM
Vài năm gần đây, phương châm phát triển các loại hình du lịch mới được đặt ra khá quyết liệt. Du lịch khám phá, du lịch về nguồn được quan tâm hơn trước, xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu nguồn cội, nền văn hóa bản địa của du khách trong và ngoài nước. Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, là điểm đến nằm ở trung tâm Thủ đô với quần thể di tích trên mặt đất và dưới tầng sâu, chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật vô giá. Hơn nữa, nơi đây có diện tích hơn 18ha, không gian cảnh quan đẹp, có khả năng đón tiếp một lượng khách rất lớn. Đó là lợi điểm đáng kể của di sản này, với tư cách là một điểm đến du lịch.
Du khách tham quan Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Nguyệt Ánh |
Tuy vậy, thực tế cho thấy kể từ khi mở cửa lần đầu tiên vào năm 2004 đến nay, lượng khách du lịch đến Hoàng thành Thăng Long khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 120 nghìn lượt người/năm, thấp hơn nhiều so với kết quả khảo sát về khả năng thu hút khách du lịch của di sản này (ở khu Thành cổ, vào khoảng 5.000 lượt khách/ngày, ở khu di chỉ khảo cổ là 1.500 lượt/ngày). Theo GS sử học Lê Văn Lan, trong số khách đến Hoàng thành Thăng Long, nhiều nhất vẫn là "các cô, các cậu muốn mượn cảnh đẹp ở đây để chụp ảnh kỷ niệm". Du khách nước ngoài và người Việt Nam ở xa đến muốn xem không gian "cơ quan quyền lực" của đất nước một thời thì không thể hài lòng với những mảnh ngói, chiếc bình, lư, bát… nằm yên trong tủ kính.
Các đơn vị lữ hành coi Hoàng thành Thăng Long là một điểm đến giàu tiềm năng, nhưng cũng chưa hài lòng với những chuyển động tại đây - xét về khía cạnh phục vụ khách, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội của họ. Thông tin cơ bản cho du khách tại đây (về hiện vật, khu trưng bày) rất nhiều nhưng đều được cung cấp theo kiểu "sách vở", khô khan.
Những chuyển động cần có
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, sắp tới đơn vị này sẽ tiến hành một loạt thay đổi, hướng đến cách khai thác Di sản Hoàng thành Thăng Long phù hợp với chương trình tham quan du lịch. Những phần việc cần thực hiện trước tiên là tiến hành quảng bá trên mạng, thiết kế phòng trưng bày 3D, chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống, nhạc cung đình, gắn kết khu di sản với các điểm đến hấp dẫn khác của Hà Nội.
Nhiều ý kiến đề xuất trung tâm nên tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn, mời các nhà nghiên cứu lịch sử am hiểu về di tích tập huấn cho thuyết minh viên tại Hoàng thành Thăng Long và hướng dẫn viên du lịch của các đơn vị lữ hành. Nói về những chuyển động cần có, GS Lê Văn Lan cho rằng, điều quan trọng nhất là tìm ra cách thông tin ấn tượng về Hoàng thành Thăng Long. Với một quần thể di tích rộng lớn, ta không thể giới thiệu một cách chung chung mà nên nhấn vào chi tiết quan trọng, "thổi hồn" vào hiện vật trưng bày bằng những câu chuyện thú vị liên quan. Chẳng hạn, chuyện về chiếc ấn gỗ kỳ lạ của vua Trần quý giá nhường nào, chuyện về chủ nhân của bộ sứ Trường Lạc đẹp vô cùng…
Theo ông Lưu Đức Kế, cung cấp dịch vụ gia tăng là cách tốt nhất để thu hút du khách. Trung tâm nên mở các quầy đồ lưu niệm, ẩm thực, cà phê, điểm chụp ảnh, cho thuê thời trang cung đình… Một vài "chi tiết nhỏ" nữa phải lưu tâm, theo đại diện các đơn vị lữ hành là "bí quyết" thu hút khách: Tổ chức lễ hội quy mô nhỏ vào một thời điểm nhất định trong ngày hoặc trong tuần, dành một khu vực nào đó để tổ chức trò chơi truyền thống…
Hoàng thành Thăng Long có thể được khoác một "tấm áo mới", sinh động và gần gũi hơn đối với khách tham quan. Sự cải cách phương thức phục vụ du khách, được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự toàn vẹn của di sản mà không làm cản trở quá trình phát huy giá trị, có thể giúp cho di sản này sớm trở thành điểm đến không thể bỏ qua của Hà Nội.
Nguồn: HNM
Ý kiến của bạn
Tin du lịch khác
- Mở tour khám phá miền Tây xem Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia 2014
- Gắn văn hóa với phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
- Hội thảo “Hồn Việt trong tà áo dài đương đại”
- Đà Nẵng vào top thành phố tiến bộ nhất năm 2015
- Phải thay đổi tư duy và cách làm
- Lập 7 đội phản ứng nhanh cứu hộ ở các bãi biển Đà Nẵng
- “Di sản Thế giới tại Nhật Bản” đến Việt Nam
- Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều sao quốc tế
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch