Tin du lịch

Nhộn nhịp phiên chợ Tết của người Mông

Những ngày cuối năm, người Mông ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) gác hết công việc làm ăn, xuống núi đi chợ sắm Tết. Vì thế, phiên chợ ngày giáp Tết lúc nào cũng đông nghịt người, nhộn nhịp chẳng kém gì chợ Tết dưới xuôi.

Dân tộc Mông ăn Tết trước người Kinh 1 tháng và kéo dài 15 ngày (từ 30/11 – 15 tháng Chạp âm lịch hàng năm). Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, người Mông sẽ chính thức bước sang một năm mới, với nhiều niềm vui mới.

Những ngày cuối năm, người Mông ở xã Pà Cò và Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) gác hết công việc đồng áng, làm ăn để chuẩn bị đón năm mới. Vào ngày phiên chợ, họ cùng nhau xuống núi đi sắm Tết. Nhà nhà, người người đổ về chợ Pà Cò khiến nơi đây lúc nào cũng đông nghịt người, cảnh mua bán nhộn nhịp từ sáng sớm cho đến hết ngày.

Chợ Pà Cò chỉ họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, vì thế từ nay đến Tết Mông chỉ còn 2 – 3 phiên chợ nữa nên người Mông tranh thủ đi chợ sắm Tết. Chợ ngày Tết ở đây bày bán đủ thứ, nhiều nhất vẫn là những sạp hàng bán đồ thổ cẩm.

Đến chợ Tết, các mẹ, các chị trong gia đình mua các đồ thổ cẩm về dệt, thêu váy, mua sắm, may quần áo mới cho các thành viên trong gia đình. Giới nam giới lại “tay xách nách mang” những đồ nhu yếu phẩm quan trọng như: gạo nếp, thịt lợn, gà,… để dùng trong ngày Tết, không chỉ phục vụ gia đình mà còn là của ngon thiết đãi hoặc biếu khách.

Phiên chợ Pà Cò, ngoài là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Thanh Hóa còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của những chàng trai, cô gái Mông, nơi hẹn hò của lứa đôi. Họ hẹn nhau đến chợ, mặc những bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, cùng nhau dạo qua các gian hàng, mua trao cho nhau những kỷ vật trong phiên chợ để chào đón một năm mới…

Những hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại phiên chợ Pà Cò, người Mông nhộn nhịp đi sắm Tết những ngày cuối năm.

Phiên chợ Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình chỉ diễn ra đúng một ngày vào Chủ nhật trong tuần.
Phiên chợ Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình chỉ diễn ra đúng một ngày vào Chủ nhật trong tuần.
Đây là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa lớn nhất trong vùng, nơi giáp danh giữa tỉnh Hòa Bình và Sơn La.
Đây là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa lớn nhất trong vùng, nơi giáp danh giữa tỉnh Hòa Bình và Sơn La.
Đến chợ nhiều nhất là người Mông ở các xã Pà Cò, Hang Kia của huyện Mai Châu.
Đến chợ nhiều nhất là người Mông ở các xã Pà Cò, Hang Kia của huyện Mai Châu.
Xuống dự phiên chợ, chủ yếu là người Mông Xanh sống ở trên những ngọn núi cao. Họ đến đây để mua bán, trao đổi những sản vật trong vùng.
Xuống dự phiên chợ, chủ yếu là người Mông Xanh sống ở trên những ngọn núi cao. Họ đến đây để mua bán, trao đổi những sản vật trong vùng.
Vào dịp cuối năm, chợ đông hơn vì có người người đến mua bán và đi sắm Tết.
Vào dịp cuối năm, chợ đông hơn vì có người người đến mua bán và đi sắm Tết.
Hàng được bày bán nhiều ở chợ chủ yếu là đồ thổ cẩm. Mặt hàng này sẽ được người Mông mua về may váy, quần áo, trang phục dùng trong dịp tết cổ truyền của dân tộc mình.
Hàng được bày bán nhiều ở chợ chủ yếu là đồ thổ cẩm. Mặt hàng này sẽ được người Mông mua về may váy, quần áo, trang phục dùng trong dịp tết cổ truyền của dân tộc mình.
Những chiếc váy Mông đủ màu sắc, kích cỡ được bày bán tại một sạp hàng trong chợ.
Những chiếc váy Mông đủ màu sắc, kích cỡ được bày bán tại một sạp hàng trong chợ.
Nhiều phụ nữ đến chợ từ rất sớm, địu theo cả con nhỏ sau lưng. Ánh mắt của đứa trẻ ngơ ngác vì lần đầu tiên trong đời được đi chợ - nơi có nhiều người nhộn nhịp mua bán, trao đổi hàng hóa.
Nhiều phụ nữ đến chợ từ rất sớm, địu theo cả con nhỏ sau lưng. Ánh mắt của đứa trẻ ngơ ngác vì lần đầu tiên trong đời được đi chợ - nơi có nhiều người nhộn nhịp mua bán, trao đổi hàng hóa.
Nhà nhà, người người ở các gia đình dân tộc Mông đều đổ về chợ đi sắm Tết, ai cũng mong muốn có được bộ quần áo mới, một cái Tết đầy đủ, đầm ấm trong ngày đầu năm.
Nhà nhà, người người ở các gia đình dân tộc Mông đều đổ về chợ đi sắm Tết, ai cũng mong muốn có được bộ quần áo mới, một cái Tết đầy đủ, đầm ấm trong ngày đầu năm.
Chợ đông người mua - kẻ bán nên nhiều người đàn ông cũng tham gia bán hàng giúp vợ. Nhiều người có duyên nên rất đắt hàng.
Chợ đông người mua - kẻ bán nên nhiều người đàn ông cũng tham gia bán hàng giúp vợ. Nhiều người có duyên nên rất đắt hàng.
Chợ là không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi gặp gỡ, hẹn hò lứa đôi. Những cô gái Mông chọn cho mình những chiếc váy xinh xắn nhất để mặc trong lần gặp gỡ người yêu dịp chợ Tết.
Chợ là không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi gặp gỡ, hẹn hò lứa đôi. Những cô gái Mông chọn cho mình những chiếc váy xinh xắn nhất để mặc trong lần gặp gỡ người yêu dịp chợ Tết.
Nhiều người đi chợ sắm Tết, tranh thủ ghé vào một hàng ăn vặt để giải lao. Xúc xích, bánh rán, thịt nướng là những món ăn được mọi người ưa thích.
Nhiều người đi chợ sắm Tết, tranh thủ ghé vào một hàng ăn vặt để giải lao. Xúc xích, bánh rán, thịt nướng là những món ăn được mọi người ưa thích.
Những đồng tiền lãi nhờ bán hàng sẽ được người phụ nữ này đi mua đồ dùng sinh hoạt cho cả gia đình. Đến chợ Tết bán đắt hàng nhưng cũng tiêu rất nhiều tiền, người phụ nữ hồ hởi nói.
Những đồng tiền lãi nhờ bán hàng sẽ được người phụ nữ này đi mua đồ dùng sinh hoạt cho cả gia đình. "Đến chợ Tết bán đắt hàng nhưng cũng tiêu rất nhiều tiền", người phụ nữ hồ hởi nói.
Cảnh mua bán ở chợ Pà Cò nhộn nhịp từ sáng tinh mơ cho đến hết ngày. Người Mông đến chợ mua bán rất nhanh, thuận mua vừa bán nên cả người bán lẫn người mua đều rất hài lòng.
Cảnh mua bán ở chợ Pà Cò nhộn nhịp từ sáng tinh mơ cho đến hết ngày. Người Mông đến chợ mua bán rất nhanh, thuận mua vừa bán nên cả người bán lẫn người mua đều rất hài lòng.
Hai người phụ nữ sau khi mua được những món đồ ưng ý khoe với nhau sau những giờ dong duổi khắp chợ để sắm đồ Tết cho gia đình.
Hai người phụ nữ sau khi mua được những món đồ ưng ý khoe với nhau sau những giờ dong duổi khắp chợ để sắm đồ Tết cho gia đình.
Em bé đến chợ bán hàng cùng mẹ được trả thù lao bằng một chùm nho, đang chọn lựa từng quả để ăn.
Em bé đến chợ bán hàng cùng mẹ được trả thù lao bằng một chùm nho, đang chọn lựa từng quả để ăn.
Giới nam giới thường đến chợ để mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình
Giới nam giới thường đến chợ để mua sắm các vật dụng cần thiết trong gia đình
Những ngày Tết, sạp hàng của người phụ nữ này bán chạy gấp đôi, gấp 3 ngày thường nên chị làm việc quên ăn.
Những ngày Tết, sạp hàng của người phụ nữ này bán chạy gấp đôi, gấp 3 ngày thường nên chị làm việc quên ăn.
Các mặt hàng được phụ nữ ưa chuộng là đồ thổ cẩm về dệt váy, may quần áo cho mình và những người thân trong gia đình.
Các mặt hàng được phụ nữ ưa chuộng là đồ thổ cẩm về dệt váy, may quần áo cho mình và những người thân trong gia đình.
Những hình ảnh quen thuộc tại phiên chợ Pà Cò.
Những hình ảnh quen thuộc tại phiên chợ Pà Cò.
Những đứa trẻ được bố mẹ đưa xuống chợ cũng được cho vào hàng quán để ăn vặt.
Những đứa trẻ được bố mẹ đưa xuống chợ cũng được cho vào hàng quán để ăn vặt.
Gia đình nào có cây nhà, lá vườn đều mang đến chợ để trao đổi hàng hóa.
Gia đình nào có cây nhà, lá vườn đều mang đến chợ để trao đổi hàng hóa.
Từ nay đến Tết người Mông, chợ Pà Cò sẽ còn diễn ra 2 - 3 phiên chợ nữa. Đây là dịp để người dân mua bán, sắm Tết, trao đổi hàng hóa. Là nơi để các đôi bạn trẻ hẹn hò nhau sau những ngày xa cách.
Từ nay đến Tết người Mông, chợ Pà Cò sẽ còn diễn ra 2 - 3 phiên chợ nữa. Đây là dịp để người dân mua bán, sắm Tết, trao đổi hàng hóa. Là nơi để các đôi bạn trẻ hẹn hò nhau sau những ngày xa cách.

Nguồn: Dân Trí


Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *