Tin du lịch
"Nóng" tour du lịch biển đảo
Chiếm 70% hoạt động của ngành du lịch
Với bờ biển kéo dài trên 3.260km, hơn 2.773 đảo ven bờ cùng hàng trăm bãi tắm đẹp trải dài dọc theo đất nước như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)..., có thể nói ngành du lịch Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về du lịch biển đảo. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch và được xem là 1 trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển.
Hầu hết các đơn vị lữ hành trong nước có khai thác sản phẩm du lịch nội địa đều không thể bỏ qua những tour du lịch gắn liền với biển đảo. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Phó Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Vietravel khẳng định, hiện 80% sản phẩm tour du lịch nội địa ở Vietravel gắn liền với biển đảo, chỉ trừ những tour đi Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Sapa… là gắn liền với núi. Đại diện Vietrantour cũng cho biết, số lượng tour về biển đảo chiếm tới 50% tổng số sản phẩm tour đang được khai thác tại đơn vị này. Có thể nói, với đa số đơn vị lữ hành, tour biển đảo luôn là dòng sản phẩm chủ đạo để thu hút khách du lịch.
Những điểm du lịch biển đảo truyền thống được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng là đảo Ngọc Phú Quốc, biển Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Cát Bà, Côn Đảo… Nắm bắt xu hướng du lịch biển đảo ngày càng tăng cao do người dân có tâm lý chủ yếu đi du lịch vào dịp hè và trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam nên hầu hết các đơn vị lữ hành đều chủ động lựa chọn tour biển đảo là một trong những dòng sản phẩm trọng tâm của mùa hè năm nay, đẩy mạnh khai thác, đổi mới và phát triển cùng với những chính sách giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn. Đơn cử như một số tour biển "hot" đi Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang... tại Vietrantour có giá ưu đãi chỉ tương đương một vé máy bay khứ hồi (từ 5-8 triệu đồng).
Không chỉ khai thác những điểm đến quen thuộc, năm nay nhiều đơn vị lữ hành còn tìm tòi đổi mới, khai thác những tour biển đảo mới như Hanoi Redtours khai thác độc quyền 3 tour biển đảo mới, sử dụng đường bay thẳng Hà Nội – Tam Kỳ, Hà Nội – Tuy Hòa đến các danh thắng nổi tiếng được các chuyên gia du lịch dự báo sẽ “làm mưa làm gió” trong mùa hè này như đảo Lý Sơn, biển Chu Lai, bãi Rạng, biển Tuy Hòa, bán Đảo Sơn Trà...
Ông Nguyễn Công Hoan – Phó Giám đốc Hanoi Redtours cho biết, với những tour biển đảo mới này, du khách không chỉ được nghỉ dưỡng tại các bãi biển hoang sơ đẹp nhất Việt Nam mà còn có dịp thăm quan các di tích gắn liền với công cuộc dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc để từ đó bồi đắp thêm lòng tự tôn dân tộc, thể hiện tinh thần vì biển đảo quê hương.
Vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, trong tình hình hiện nay thì việc phát triển du lịch biển đảo gắn liền với việc khẳng định chủ quyền biên giới biển đảo của Việt Nam càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. “Theo Đề án phát triển du lịch Biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, ngành du lịch sẽ ưu tiên phát triển các tuyến biển đảo ven bờ, các sản phẩm du lịch biển đảo. Đây cũng định hướng mà ngành du lịch và các địa phương đang tập trung phát triển mạnh mẽ, ví dụ như các tuyến, điểm như: Cát Bà, Vân Đồn, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo … đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Định hướng này đang được duy trì và kiểm soát tích cực.
Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, để tạo ra động lực phát triển các trung tâm du lịch biển đảo. Trên cơ sở quan điểm đó, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng phát triển sản phẩm, gắn với công tác quảng bá xúc tiến tại các thị trường nước ngoài để khai thác tối ưu hiệu quả của những sản phẩm này” – ông Tuấn cho hay.
Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch biển đảo của Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, dẫn đến việc chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có.
Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng bán tour của Vietrantour, hiện nay dịch vụ ở nhiều điểm du lịch biển đảo vẫn còn thiếu, yếu. Chỉ có một số ít nơi có những dịch vụ bổ trợ, hoạt động giải trí và các môn thể thao bãi biển dành cho du khách vui chơi, mua sắm... Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và quản lý giá ở các điểm du lịch biển đảo chưa được siết chặt, tình trạng “chặt chém”, “ép giá” du khách vẫn xuất hiện tràn lan vào mùa du lịch cao điểm. Một điểm yếu khác là dù vùng biển đảo nước ta có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhưng chưa được khai thác đúng mức để trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo cho từng vùng. Những điểm yếu này làm hạn chế tính hấp dẫn và khả năng thu hút khách quay trở lại tham quan, nghỉ dưỡng nhiều lần.
Mặt khác, ngành công nghiệp du lịch tàu biển của Việt Nam phát triển còn chậm chạp, nhỏ lẻ, manh mún khiến các con đường đưa khách du lịch vào điểm du lịch biển, đảo của Việt Nam chưa đa dạng, hạn chế tính phong phú của các loại hình du lịch. Ngoài ra, một số vùng biển đảo có tiềm năng lớn nhưng rất khó đưa khách đến với số lượng đông do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, dịch vụ như Hà Tiên, Hòn Chông (Kiên Giang), Cô Tô (Quảng Ninh)…
Theo các chuyên gia du lịch, việc chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng đắn, phù hợp với thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Tuy nhiên, để du lịch biển đảo phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng và tạo được thương hiệu riêng thì ngoài việc phải khắc phục những hạn chế đã tồn tại nhiều năm qua thì cần có sự đầu tư và quản lý một cách chiến lược cả về cơ sở vật chất, dịch vụ và con người cho các trung tâm du lịch biển đảo đã được xác định trong Đề án phát triển du lịch Biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. Đặc biệt, cần phát huy yếu tố văn hóa của từng địa phương trong phát triển du lịch biển để tạo dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần.
Nguồn: Tổ quốc/Báo du lịch
Với bờ biển kéo dài trên 3.260km, hơn 2.773 đảo ven bờ cùng hàng trăm bãi tắm đẹp trải dài dọc theo đất nước như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)..., có thể nói ngành du lịch Việt Nam có thế mạnh đặc biệt về du lịch biển đảo. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% trong hoạt động của ngành du lịch và được xem là 1 trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển.
Hầu hết các đơn vị lữ hành trong nước có khai thác sản phẩm du lịch nội địa đều không thể bỏ qua những tour du lịch gắn liền với biển đảo. Ông Nguyễn Minh Mẫn, Phó Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Vietravel khẳng định, hiện 80% sản phẩm tour du lịch nội địa ở Vietravel gắn liền với biển đảo, chỉ trừ những tour đi Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Sapa… là gắn liền với núi. Đại diện Vietrantour cũng cho biết, số lượng tour về biển đảo chiếm tới 50% tổng số sản phẩm tour đang được khai thác tại đơn vị này. Có thể nói, với đa số đơn vị lữ hành, tour biển đảo luôn là dòng sản phẩm chủ đạo để thu hút khách du lịch.
Không chỉ khai thác những điểm đến quen thuộc, năm nay nhiều đơn vị lữ hành còn tìm tòi đổi mới, khai thác những tour biển đảo mới như Hanoi Redtours khai thác độc quyền 3 tour biển đảo mới, sử dụng đường bay thẳng Hà Nội – Tam Kỳ, Hà Nội – Tuy Hòa đến các danh thắng nổi tiếng được các chuyên gia du lịch dự báo sẽ “làm mưa làm gió” trong mùa hè này như đảo Lý Sơn, biển Chu Lai, bãi Rạng, biển Tuy Hòa, bán Đảo Sơn Trà...
Ông Nguyễn Công Hoan – Phó Giám đốc Hanoi Redtours cho biết, với những tour biển đảo mới này, du khách không chỉ được nghỉ dưỡng tại các bãi biển hoang sơ đẹp nhất Việt Nam mà còn có dịp thăm quan các di tích gắn liền với công cuộc dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc để từ đó bồi đắp thêm lòng tự tôn dân tộc, thể hiện tinh thần vì biển đảo quê hương.
Vẫn chưa khai thác hết tiềm năng
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, trong tình hình hiện nay thì việc phát triển du lịch biển đảo gắn liền với việc khẳng định chủ quyền biên giới biển đảo của Việt Nam càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. “Theo Đề án phát triển du lịch Biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, ngành du lịch sẽ ưu tiên phát triển các tuyến biển đảo ven bờ, các sản phẩm du lịch biển đảo. Đây cũng định hướng mà ngành du lịch và các địa phương đang tập trung phát triển mạnh mẽ, ví dụ như các tuyến, điểm như: Cát Bà, Vân Đồn, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo … đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Định hướng này đang được duy trì và kiểm soát tích cực.
Bên cạnh đó, chúng ta sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, để tạo ra động lực phát triển các trung tâm du lịch biển đảo. Trên cơ sở quan điểm đó, chúng ta cần đẩy mạnh xây dựng phát triển sản phẩm, gắn với công tác quảng bá xúc tiến tại các thị trường nước ngoài để khai thác tối ưu hiệu quả của những sản phẩm này” – ông Tuấn cho hay.
Cần phát huy yếu tố văn hóa của từng địa phương trong phát triển du lịch biển để tạo dấu ấn riêng (Ảnh: du khách tham quan làng chài Cống Đầm - Quảng Ninh)
Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch biển đảo của Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế, dẫn đến việc chưa khai thác được hết tiềm năng vốn có.
Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng bán tour của Vietrantour, hiện nay dịch vụ ở nhiều điểm du lịch biển đảo vẫn còn thiếu, yếu. Chỉ có một số ít nơi có những dịch vụ bổ trợ, hoạt động giải trí và các môn thể thao bãi biển dành cho du khách vui chơi, mua sắm... Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và quản lý giá ở các điểm du lịch biển đảo chưa được siết chặt, tình trạng “chặt chém”, “ép giá” du khách vẫn xuất hiện tràn lan vào mùa du lịch cao điểm. Một điểm yếu khác là dù vùng biển đảo nước ta có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhưng chưa được khai thác đúng mức để trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo cho từng vùng. Những điểm yếu này làm hạn chế tính hấp dẫn và khả năng thu hút khách quay trở lại tham quan, nghỉ dưỡng nhiều lần.
Mặt khác, ngành công nghiệp du lịch tàu biển của Việt Nam phát triển còn chậm chạp, nhỏ lẻ, manh mún khiến các con đường đưa khách du lịch vào điểm du lịch biển, đảo của Việt Nam chưa đa dạng, hạn chế tính phong phú của các loại hình du lịch. Ngoài ra, một số vùng biển đảo có tiềm năng lớn nhưng rất khó đưa khách đến với số lượng đông do thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, dịch vụ như Hà Tiên, Hòn Chông (Kiên Giang), Cô Tô (Quảng Ninh)…
Theo các chuyên gia du lịch, việc chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng đắn, phù hợp với thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Tuy nhiên, để du lịch biển đảo phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng và tạo được thương hiệu riêng thì ngoài việc phải khắc phục những hạn chế đã tồn tại nhiều năm qua thì cần có sự đầu tư và quản lý một cách chiến lược cả về cơ sở vật chất, dịch vụ và con người cho các trung tâm du lịch biển đảo đã được xác định trong Đề án phát triển du lịch Biển đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. Đặc biệt, cần phát huy yếu tố văn hóa của từng địa phương trong phát triển du lịch biển để tạo dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại nhiều lần.
Nguồn: Tổ quốc/Báo du lịch
Ý kiến của bạn
Tin du lịch khác
- Mở tour khám phá miền Tây xem Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia 2014
- Gắn văn hóa với phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
- Hội thảo “Hồn Việt trong tà áo dài đương đại”
- Đà Nẵng vào top thành phố tiến bộ nhất năm 2015
- Phải thay đổi tư duy và cách làm
- Lập 7 đội phản ứng nhanh cứu hộ ở các bãi biển Đà Nẵng
- “Di sản Thế giới tại Nhật Bản” đến Việt Nam
- Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều sao quốc tế
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch