Tin du lịch
Triển lãm văn minh cổ đại Việt Nam - tinh hoa văn hóa thời đại đồ đồng tại Hàn Quốc
Thông qua "Triển lãm văn minh cổ đại Việt Nam, bình minh sông Hồng", bảo tàng quốc gia giới thiệu đến Hàn Quốc hoàn cảnh lịch sử, những điểm tương đồng về văn hóa của Việt Nam cùng nền văn hóa thời tiền sử của Việt Nam.
Lấy trọng tâm là lưu vực sông Hồng Việt Nam, triển lãm lần này ra mắt du khách với trọng tâm từ nền văn hóa Đông Sơn hình thành từ 500 năm TCN cho đến nền văn hóa thời kỳ đồ sắt và đồ đồng. Tại đây được trưng bày tổng cộng 380 di vật của thời kỳ tiền sử gồm 14 chiếc trống đồng, sản phẩm nung các loại, đồ trang sức, dụng cụ thường ngày... là các hiện vật của bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam.
Triển lãm được chia thành 3 phần lớn: “Việt Nam trước thời kỳ Đông Sơn”, “sông Hồng và văn hóa Đông Sơn”, “văn hóa thời đại đồ đồng của Nam Trung Bộ”.
Phần 1 giới thiệu tới quan khách dòng chảy của nền văn hóa thời kỳ đồ đồng Việt Nam thể hiện trong văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun tồn tại trước nền văn hóa Đông Sơn kéo dài từ 2000 năm TCN đến 500 năm TCN cùng các di vật có liên quan khác.
Phần 2 “sông Hồng và văn hóa Đông Sơn” trưng bày nhiều di vật đa dạng mà qua đó ta được tìm hiểu về nền văn hóa thời kỳ đồ đồng của Việt Nam với chủ đề “trống đồng Đông Sơn”, “Đồng bằng sông Hồng và canh tác nông nghiệp”, “những con người Đông Sơn”. Đặc biệt tại đây trưng bày nhiều loại trống đồng được coi là tinh hoa của văn hóa thời đại đồ đồng của Việt Nam. Theo phía bảo tàng cho biết, đây là các tác phẩm trống đồng rất lâu đời ra đời từ trước 500 năm TCN là thời kỳ làm ra những chiếc trống đồng đâu tiên, đồng thời các hoa văn đa dạng được khắc trên bề mặt cùng với hình dáng độc đáo đã thu hút nhiều khách tham quan. Ban đầu các loại trống này được tạo ra như một loại nhạc cụ sau đó nó được sử dụng như sản phẩm giao dịch, tiền tệ và cũng được coi là đối tượng của sự sùng bái. Trên trống đồng còn khắc hình ảnh những người nhảy múa, người biểu diễn nhạc cụ, người đi thuyền nên qua đó ta có thể tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt thời đó.
Tại phần 2 du khách còn có thể tìm hiểu về các nông cụ và vật dụng sinh hoạt gồm đồ trang sức như đồ trang trí thắt lưng bằng đồng, vòng tay, trang trí trên đầu... hay rìu, dao... Những hoa văn rực rỡ, tinh xảo được khắc trên các loại vũ khí tấn công như khiên đồng, mũi tên, kiếm của thời đại Văn Lang (B.C.697 - B.C.257) nhà nước đầu tiên của Việt Nam đã gây được sự chú ý của khách tham quan.
Phần 3 mang tên “văn hóa thời kỳ đồ đồng của khu vực Nam Trung Bộ” giới thiệu văn hóa thời đại đồ đồng khu vực phía Nam của miền Trung Việt Nam cùng các di vật đồ sứ, chum vại, đồ trang sức với chủ đề “văn hóa Sa Huỳnh và giao lưu vùng biển”, “thời đại sau của Sa Huỳnh”, “văn hóa Đồng Nai”... Sa Huỳnh là nền văn hóa thời đại đồ đồng - sắt phát triển phồn thịnh tại khu vực đảo và ven biển khu vực Trung Bộ Việt Nam từ 500 năm TCN đến khoảng 100 năm sau công nguyên. Tại đây cũng giới thiệu “mộ đá” là hình thức tang lễ truyền thống độc đáo của xã hội Sa Huỳnh và đem ra so sánh với mộ đá của Hàn Quốc được làm trong giai đoạn gần như tương đương.Triển lãm đang diễn ra tại phòng trưng bày có sẵn của bảo tàng quốc gia Hàn Quốc từ ngày 29/4 đến 29/6./.
(Nguồn: Cinet.net)
Ý kiến của bạn
Tin du lịch khác
- Mở tour khám phá miền Tây xem Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia 2014
- Gắn văn hóa với phát triển du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn
- Hội thảo “Hồn Việt trong tà áo dài đương đại”
- Đà Nẵng vào top thành phố tiến bộ nhất năm 2015
- Phải thay đổi tư duy và cách làm
- Lập 7 đội phản ứng nhanh cứu hộ ở các bãi biển Đà Nẵng
- “Di sản Thế giới tại Nhật Bản” đến Việt Nam
- Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều sao quốc tế
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch