Bảo tàng & Điểm đến khác

Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu

Được thành lập ngày 11-2-1991 theo quyết định số 05/QĐ.VH.TT.TT của Sở Văn hoá Thông tin, Thể thao Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Danh Thắng và Bảo tàng Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Ngày 16 -1-1991 đổi tên thành Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu theo quyết định số 25/QĐ-UB của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nay là Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu.

Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu là cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý, trùng tu, tôn tạo, phát huy  hệ thống di tích lịch sử văn hoá của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ;  nghiên cứu sưu tầm, trưng bày, kiểm kê, bảo quản  hiện vật  gốc bảo tàng về lịch sử tự nhiên, xã hội, xây dựng các phòng trưng bày chuyên đề và phòng truyền thống cơ sở.

Bảo tàng đang bảo quản hơn 28.000 tư liệu, hiện vật gốc có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật,. Trong đó những bộ sưu tâp tiêu biểu :

- Khảo cổ học : Bưng Bạc (thị xã Bà Rịa), Bưng Thơm (Đất Đỏ), Gò Cá Sỏi, Gò Cây Me (Tân Thành), Giồng Lớn (Long Sơn), Cồn Hải Đăng, Cồn Miếu Bà (Côn Đảo)…phát hiện 73 địa điểm có dấu tích khảo cổ học.  

- Sưu tập cổ vật : được trục vớt các con tàu cổ bị đắm tuyến đường tơ lụa trên biển nối giữa đông và tây bán cầu thuộc vùng biển BR-VT : Hòn Cau, Trung Hoa, thế kỷ XVII, Hòn Bà, Lộc An, Gốm sứ Thái Lan, Sứ trắng, thuỷ tinh Pháp thế kỷ XIX,

- Sưu tập súng thần công : thế kỷ XV-XVIII…

- Nghề thủ công truyền thống : Nghề rèn, đúc đồng, muối, bánh tráng, nấu rượu, dệt chiếu, trồng lúa nước, đánh bắt thuỷ hải sản…

- Dân tộc học : Người Việt, Chơ ro.

- Trang phục : Các tông phái Phật giáo…

- Văn hoá phi vật thể : Nhạc cụ, trang phục lễ hội truyền thống dân gian của người Việt, chiêng đồng của đồng bào Chơ Ro (Bàu Lâm)…   

Phòng trưng bày chuyên đề : Cổ vật Hòn Cau tại Bạch Dinh, căn cứ Minh Đạm, Núi Dinh, nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại thị trấn Đất Đỏ, địa đạo Long Phước, nhà tù Côn Đảo…

Quản lý : 31 di tích cấp quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh, trong đó nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng : Nhà tù Côn Đảo (1862-1975), Chiến trường Bình Giã (1964-1965), Bến Lộc An (1963-1964), căn cứ Núi Dinh, căn cứ Minh Đạm, địa đạo Long Phước, địa đạo Kim Long, địa đạo Hắc Dịch, trận địa pháo cổ Núi Lớn, Núi Nhỏ…các di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật : Thích Ca Phật Đài, Long Bàn Cổ Tự, Nhà Lớn Long Sơn, khu Đình thần Thắng Tam, Phước Lâm Tự, Linh Sơn cổ tự, Dinh Cô Long Hải…và hơn 200 di tích lịch sử văn hoá đã được kiểm kê bước đầu. Quản lý các lễ hội truyền thống : Dinh Cô (10-12 tháng 2 âm lịch), Nhà Lớn Long Sơn (9-9), Lễ hội kỳ yên Đình Thắng Tam (17-19-2 âm lịch), Miếu Bà Ngũ Hành( 16-18-10 âm lịch), Lăng Ông Nam Hải (16-18-8 âm lịch), lễ hội cúng thần Lúa và thần Rừng của dân tộc Chơ Ro….

Các công trình nghiên cứu khoa học : Khảo cứu nhà Lớn Long Sơn, Khu di tích lịch sử cách mạng căn cứ núi Minh Đạm, Khảo cổ học Bưng Thơm, Khảo cổ học Bưng Bạc, Di sản Hán - Nôm trong các di tích lịch sử BR-VT, Lễ hội nghinh Ông đình Thắng Tam, Kến trúc nhà cổ dân gian bà rịa vũng tàu, Cẩm nang di tích thắng cảnh BR-VT, Nghề thủ công truyền thống, Ấn phẩm niên san Di sản văn hoá bà rịa vũng tàu...
Hiện nay công trình Nhà bảo tàng đã hoàn thành thiết kế rộng 6.000m2, cao 3 tầng do giáo sư, kiến trúc sư Đỗ Anh Dũng thiết kế, kịch bản trưng bày với hơn 10.000 hiện vật, toạ lạc tại  số 4 đường Trần Phú (Bãi Trước) thành phố Vũng Tàu. Dự kiến khởi công xây dựng trong quý I/2010.

(Nguồn: hotelreservations.vn)

 

Ý kiến của bạn

Tiêu đề *
Email *
Nội dung
Mã bảo vệ *