Bảo tàng & Điểm đến khác
Đi du thuyền sông Hậu nghe nhạc tài tử - Thành phố Cần Thơ
Đấy là một công viên chạy dọc theo mép sông giăng đầy đèn xanh đỏ với tên goi kiêu sa là bến Ninh Kiều hay bến Cầm Thi. Kia là ánh đèn màu của vũ trường Quốc Tế ngà ngọc soi dưới đáy sông. Đêm Tây Đô thật êm ả. Những ánh sao lung linh lấp lánh như nâng vầng trăng thượng tuần đang rãi một màu sáng vàng huyễn hoặc xuống du thuyền. Những đợt sóng sông Hậu vỗ thật khẽ bè nhạc trầm, tiếng gió xào xạc thổi sáo hòa quyện. Giai điệu thanh bình cứ thế lan tỏa trong không gian. Những nhạc công đơn giản áo the khăn đóng ngọt ngào bấm phím đàn để hòa cùng lời hát đang đung đưa bay khắp nơi trong khoang thuyền. Càng về khuya khách càng lâng lâng hồn dạ khi người ca sĩ xuống xề một câu giọng cổ hoài lang Nhạc tài tử đã có cách đây hàng trăm năm.
Ông Lại Văn Bửu sống tại Cần Đước-Long An hiện được xem là ông tổ ca nhạc tài tử Nam bộ. Một vị quan triều đình Huế là ông Nguyễn Văn Đại. Trong một lần vào Nam kinh lý khi dừng chân ở Cần Đước (Long An) đã cải biên nhạc cung đình Huế thành nhạc tài tử Nam Bộ và đã truyền lại cho anh em của ông Lại Văn Lạc, Lại Văn Thới và Lại Văn Bửu. Việc cải biên nhạc cung đình thành nhạc tài tử Nam Bộ nhằm mục đích giúp cho bạn bè tri âm, tri kỷ được hội tụ lại. Thật ra, nhạc tài tử cũng giống như cải lương, đều hát chung những bài vọng cổ nhưng nhạc tài tử thì chân phương hơn không cần sân khấu, hóa trang và phục sức chỉ có trống đàn, giọng hát sâu lắng như tâm tình. Vì vậy khi đã nghe nhạc tài tử rồi sẽ có nhiều du khách bịn rịn tìm đến du thuyền sông Hậu nhiều lần nữa.
(Nguồn tin: Báo QDND)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch