Bảo tàng & Điểm đến khác
Vùng đất Cổ Hưng Hà
Hưng Hà có diện tích trên 200km2, nằm phía Bắc tỉnh Thái Bình, dân số trên 25 vạn người, được phân bổ ở 35 xã, thị trấn. Với 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Luộc và sông Trà bao bọc đã tạo nên một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ với những cánh đồng phẳng lỳ, thẳng cánh cò bay làm cho làng quê Hưng Hà đẹp tựa như một bức tranh.
Hưng Hà có diện tích trên 200km2, nằm phía Bắc tỉnh Thái Bình, dân số trên 25 vạn người, được phân bổ ở 35 xã, thị trấn. Với 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Luộc và sông Trà bao bọc đã tạo nên một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ với những cánh đồng phẳng lỳ, thẳng cánh cò bay làm cho làng quê Hưng Hà đẹp tựa như một bức tranh.
Về Hưng Hà vào một ngày cuối năm Canh dần, cái rét ngọt, buốt, làm cho thời gian như chậm lại. Với bộn bề công việc của một người đứng đầu huyện – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hồng Chuyên, vẫn dành thời gian giúp chúng tôi hiểu thêm về mảnh đất anh hùng, con nguời hào kiệt nơi đây. ống cho biết: Người cần cù sáng tạo, thiên nhiên lại ban tặng cho vùng đất này nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm: Than nâu, nước khoáng Duyên Hải, đất sét trắng Cộng Hòa. Tuyến quốc lộ 39A chạy qua, nối Hưng Hà với các tỉnh trong khu vực là điều kiện thuận lợi để Hưng Hà phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu văn hóa, bứt phá đi lên.
Hưng Hà là huyện luôn dẫn đầu về năng suất lúa và có tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- lịch sử và du lịch nghề – làng nghề của tỉnh Thái Bình.
Nhờ năng động, bám sát chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, Hưng Hà đã có nhiều vườn cây trái sum xuê. Hưng Hà đang từng bước xây dựng mô hình nông thôn mới, tích cực, chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch vùng chuyên canh với nhiều vùng cây đặc sản, nhãn, cam đường, vườn cây cảnh có giá trị kinh tế. Đây là thế mạnh để huyện phát triển, khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, vùng đất cổ này đã từng sinh ra những danh nhân, danh tướng làm rạng rỡ, vẻ vang lịch sử dân tộc, như: Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục dấy binh khởi nghĩa cùng hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán. Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục đã xây dựng căn cứ và lập nghiệp tại xã Hồng Minh thời tiền Lý (554-562). Vùng Lưu Xá, xã Canh Tân - nơi sinh ra Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba, người đầu tiên dâng biểu để vua Lý Thái Tổ dời Đô từ Hoa Lư về Kinh thành Thăng Long.
Hưng Hà là nơi các Vua Trần khởi nghiệp (thế kỷ XIII- XIV), xây dựng Hoàng thành và cũng chọn chính nơi đây làm tôn miếu để xây dựng lăng tẩm, an táng các vị Vua và Hoàng hậu cùng nhiều trọng thần trong hoàng tộc. Hưng Hà là quê hương của Đinh Liệt, Đinh Liễn, Đinh Bồ - 3 trụ cột của Triều đại nhà Lê. Làng Phú Hiếu, nay là thôn Đồng Phú xã Độc Lập - nơi sinh ra Tiến sỹ Lê Phú Thứ, Nhà Bác học Lê Quý Đôn; Làng Hải Triều xã Tân Lễ là quê hương Tam nguyên, Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Làng Sâm xã Hòa Tiến là quê hương của Tiến sĩ Nguyễn Tông Quai. Xã Văn Cẩm là quê hương của Kỳ đồng Nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn Văn Cẩm...
Hiện nay Hưng Hà còn bảo tồn, lưu giữ 552 Di tích lịch sử văn hóa rất có giá trị, 138 ngôi Đình, gần 170 Đền, Chùa, trên 30 Phủ, đường, 25 Lăng, văn chỉ, trong đó có Di tích LS cấp Quốc gia, 56 Di tích cấp tỉnh gắn liền với hàng trăm lễ hội văn hóa. Đáng lưu nhớ nhất là 8 Cụm di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách thập phương trong và ngoài nước thăm quan, du lịch. Đó là các địa danh: Cụm DTLSVH cấp Quốc gia Đền Cổ Trai, Đình Thọ Phú xã Hồng Minh; Cụm di tích thuộc xã Độc Lập bao gồm lăng, mộ cụ Lê Phú Thứ và Đền thờ Nhà Bác học Lê Quý Đôn; Cụm di tích nhà Trần bao gồm lăng, mộ, đền thờ các vua Trần tại xã Tiến Đức; Cụm di tích đình đền, lăng thờ Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung tại xã Liên Hiệp; Cụm di tích Đền thờ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ và Đền thờ Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ tại xã Tân Lễ; Cụm di tích đình, đền, miếu làng Riệc xã Tân Hòa; Cụm di tích xã Hòa Tiến gồm Từ đường Nguyễn Tông Quai và đình, chùa Hú; Cụm di tích tại hai xã Đoan Hùng và Tân Tiến thờ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục.
Cùng với các địa danh di tích lịch sử nói trên, Hưng Hà còn lưu giữ hàng chục trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Thi cỗ cá, tế cá, kéo lửa nấu cơm cần, vật lầu, thả diều, đánh gậy, chọi gà, đi cầu kiều, chơi đu, thi pháo đất, thi bắt vịt, vật võ, cờ biển, cờ người, thi gói bánh chưng... Đây là tiềm năng to lớn về du lịch lịch sử - văn hóa tâm linh ở Hưng Hà hiện nay.
Hưng Hà cũng là một trong những địa phương có phong trào cách mạng sớm của tỉnh Thái Bình, nơi vinh dự hai lần được đón Bác Hồ về thăm. Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân, huy chương các loại. Huyện và 8 xã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp; có 3 Anh hùng Lực lượng vũ trang, 5 Anh hùng Lao động, 257 mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều người con sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này đã trở thành những doanh nhân nổi tiếng cả nước. Tiêu biểu là Nghệ nhân Trần Văn Sen - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Tổng Giám đốc Công ty sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Hương Sen, (mỗi năm Công ty SXKDXNK Hương Sen đóng góp cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động).
Với truyền thống nhiều nghề thủ công nổi tiếng, ngày nay giá trị sản xuất TTCN các làng nghề ở Hưng Hà đạt hơn một ngàn tỷ đồng mỗi năm. Với khối óc, bàn tay tài hoa, sáng tạo, người dân Hưng Hà đã tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị to lớn về văn hóa. Nhiều sản phẩm có thương hiệu trong và ngoài nước, như: Hàng dệt Phương La; hàng mộc Vế-Riệc; Chiếu Hới, Long nhãn Hồng An; Rượu Đô Kỳ, hương Duyên Hải, bánh đa làng Me, bánh chưng phố Lẻ... Đây là những sản phẩm hấp dẫn, tạo ấn tượng không thể nào quên đối với du khách thập phương mỗi khi đến với Hưng Hà.
Để khai thác có hiệu quả thế mạnh của “Ngành công nghiệp không khói”, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chủ trương, giải pháp, xây dựng Đề án “Đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” với mục tiêu rất cụ thể. Đó là tập trung huy động mọi nguồn lực, hợp tác đầu tư phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch theo hướng văn minh, hiện đại. Trước mắt tập trung vào phát triển du lịch văn hóa lễ hội gắn kết với du lịch nghề - làng nghề và nghỉ dưỡng, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng vào năm 2015, đảm bảo có tốc độ phát triển cao, bền vững và hiệu quả, hình thành tua, tuyến du lịch trên địa bàn huyện và của tỉnh./.
Về Hưng Hà vào một ngày cuối năm Canh dần, cái rét ngọt, buốt, làm cho thời gian như chậm lại. Với bộn bề công việc của một người đứng đầu huyện – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hồng Chuyên, vẫn dành thời gian giúp chúng tôi hiểu thêm về mảnh đất anh hùng, con nguời hào kiệt nơi đây. ống cho biết: Người cần cù sáng tạo, thiên nhiên lại ban tặng cho vùng đất này nhiều tài nguyên thiên nhiên quý hiếm: Than nâu, nước khoáng Duyên Hải, đất sét trắng Cộng Hòa. Tuyến quốc lộ 39A chạy qua, nối Hưng Hà với các tỉnh trong khu vực là điều kiện thuận lợi để Hưng Hà phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu văn hóa, bứt phá đi lên.
Hưng Hà là huyện luôn dẫn đầu về năng suất lúa và có tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- lịch sử và du lịch nghề – làng nghề của tỉnh Thái Bình.
Nhờ năng động, bám sát chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, Hưng Hà đã có nhiều vườn cây trái sum xuê. Hưng Hà đang từng bước xây dựng mô hình nông thôn mới, tích cực, chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch vùng chuyên canh với nhiều vùng cây đặc sản, nhãn, cam đường, vườn cây cảnh có giá trị kinh tế. Đây là thế mạnh để huyện phát triển, khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, vùng đất cổ này đã từng sinh ra những danh nhân, danh tướng làm rạng rỡ, vẻ vang lịch sử dân tộc, như: Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục dấy binh khởi nghĩa cùng hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán. Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục đã xây dựng căn cứ và lập nghiệp tại xã Hồng Minh thời tiền Lý (554-562). Vùng Lưu Xá, xã Canh Tân - nơi sinh ra Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Ba, người đầu tiên dâng biểu để vua Lý Thái Tổ dời Đô từ Hoa Lư về Kinh thành Thăng Long.
Hưng Hà là nơi các Vua Trần khởi nghiệp (thế kỷ XIII- XIV), xây dựng Hoàng thành và cũng chọn chính nơi đây làm tôn miếu để xây dựng lăng tẩm, an táng các vị Vua và Hoàng hậu cùng nhiều trọng thần trong hoàng tộc. Hưng Hà là quê hương của Đinh Liệt, Đinh Liễn, Đinh Bồ - 3 trụ cột của Triều đại nhà Lê. Làng Phú Hiếu, nay là thôn Đồng Phú xã Độc Lập - nơi sinh ra Tiến sỹ Lê Phú Thứ, Nhà Bác học Lê Quý Đôn; Làng Hải Triều xã Tân Lễ là quê hương Tam nguyên, Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ, Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Làng Sâm xã Hòa Tiến là quê hương của Tiến sĩ Nguyễn Tông Quai. Xã Văn Cẩm là quê hương của Kỳ đồng Nhà chí sỹ yêu nước Nguyễn Văn Cẩm...
Hiện nay Hưng Hà còn bảo tồn, lưu giữ 552 Di tích lịch sử văn hóa rất có giá trị, 138 ngôi Đình, gần 170 Đền, Chùa, trên 30 Phủ, đường, 25 Lăng, văn chỉ, trong đó có Di tích LS cấp Quốc gia, 56 Di tích cấp tỉnh gắn liền với hàng trăm lễ hội văn hóa. Đáng lưu nhớ nhất là 8 Cụm di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách thập phương trong và ngoài nước thăm quan, du lịch. Đó là các địa danh: Cụm DTLSVH cấp Quốc gia Đền Cổ Trai, Đình Thọ Phú xã Hồng Minh; Cụm di tích thuộc xã Độc Lập bao gồm lăng, mộ cụ Lê Phú Thứ và Đền thờ Nhà Bác học Lê Quý Đôn; Cụm di tích nhà Trần bao gồm lăng, mộ, đền thờ các vua Trần tại xã Tiến Đức; Cụm di tích đình đền, lăng thờ Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung tại xã Liên Hiệp; Cụm di tích Đền thờ Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ và Đền thờ Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ tại xã Tân Lễ; Cụm di tích đình, đền, miếu làng Riệc xã Tân Hòa; Cụm di tích xã Hòa Tiến gồm Từ đường Nguyễn Tông Quai và đình, chùa Hú; Cụm di tích tại hai xã Đoan Hùng và Tân Tiến thờ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục.
Cùng với các địa danh di tích lịch sử nói trên, Hưng Hà còn lưu giữ hàng chục trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Thi cỗ cá, tế cá, kéo lửa nấu cơm cần, vật lầu, thả diều, đánh gậy, chọi gà, đi cầu kiều, chơi đu, thi pháo đất, thi bắt vịt, vật võ, cờ biển, cờ người, thi gói bánh chưng... Đây là tiềm năng to lớn về du lịch lịch sử - văn hóa tâm linh ở Hưng Hà hiện nay.
Hưng Hà cũng là một trong những địa phương có phong trào cách mạng sớm của tỉnh Thái Bình, nơi vinh dự hai lần được đón Bác Hồ về thăm. Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân, huy chương các loại. Huyện và 8 xã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp; có 3 Anh hùng Lực lượng vũ trang, 5 Anh hùng Lao động, 257 mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thời kỳ đổi mới đã có nhiều người con sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này đã trở thành những doanh nhân nổi tiếng cả nước. Tiêu biểu là Nghệ nhân Trần Văn Sen - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Tổng Giám đốc Công ty sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Hương Sen, (mỗi năm Công ty SXKDXNK Hương Sen đóng góp cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động).
Với truyền thống nhiều nghề thủ công nổi tiếng, ngày nay giá trị sản xuất TTCN các làng nghề ở Hưng Hà đạt hơn một ngàn tỷ đồng mỗi năm. Với khối óc, bàn tay tài hoa, sáng tạo, người dân Hưng Hà đã tạo ra nhiều sản phẩm không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị to lớn về văn hóa. Nhiều sản phẩm có thương hiệu trong và ngoài nước, như: Hàng dệt Phương La; hàng mộc Vế-Riệc; Chiếu Hới, Long nhãn Hồng An; Rượu Đô Kỳ, hương Duyên Hải, bánh đa làng Me, bánh chưng phố Lẻ... Đây là những sản phẩm hấp dẫn, tạo ấn tượng không thể nào quên đối với du khách thập phương mỗi khi đến với Hưng Hà.
Để khai thác có hiệu quả thế mạnh của “Ngành công nghiệp không khói”, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã có nhiều chủ trương, giải pháp, xây dựng Đề án “Đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020” với mục tiêu rất cụ thể. Đó là tập trung huy động mọi nguồn lực, hợp tác đầu tư phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch theo hướng văn minh, hiện đại. Trước mắt tập trung vào phát triển du lịch văn hóa lễ hội gắn kết với du lịch nghề - làng nghề và nghỉ dưỡng, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng vào năm 2015, đảm bảo có tốc độ phát triển cao, bền vững và hiệu quả, hình thành tua, tuyến du lịch trên địa bàn huyện và của tỉnh./.
(Nguồn: www.thaibinh.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch