Điểm Du lịch
Hội Chợ Viềng
“ Cầu mong lắm lộc nhiều tài Tháng giêng, mồng 8 mời chơi chợ Viềng” Ít thấy ở đâu như đất Nam Định ba cái chợ ở các vùng khác nhau lại cùng chung một tên là: Chợ Viềng. Cả 3 chợ mỗi năm họp có một phiên lại vào cùng một ngày mùng 8 tháng giêng.
Người ta mời nhau đi chơi chợ Viềng, đi chơi, đi xem, đi ngắm… chợ, chứ không phải đi làm ăn. Nghĩa là không đặt lời lãi làm đích, không dở sảo thuật thương trường ra với nhau. Người bán chỉ mong bán một thứ gì đó (dù rẻ) để cầu may cả năm. Người mua cũng chọn mua thứ gì đó (dù đắt) để cầu lộc, cầu tài. Rõ ràng chợ Viềng khác các chợ thường thấy. Đó là nơi hội tụ cầu may của du khách nhân dịp đầu xuân. Vậy thì bỏ qua sao được.
Toàn dân tứ xứ đổ về để đi chợ Viềng Phủ Dầy ( thuộc huyện Vụ Bản, cách thành phố Nam Định chừng 16 km). Gọi chợ Viềng Phủ Dầy bởi chợ gắn liền với quần thể kiến trúc phủ rất nổi tiếng từ bao đời nay. Phủ Dầy thờ bà chúa Liễu Hạnh. Đồn rằng bà chúa thiêng lắm, nếu tín chủ thành tâm, ăn ở nhân đức thì cầu xin gì cũng được chứng quả. Bởi thế khách thập phương kéo về lễ rất đông, nhất là từ đầu tháng 3 âm lịch dịp hội Phủ Dầy mở cửa. Cũng chính vì thế mà chợ Viềng Phủ Dầy mang tính chất “ lễ - chợ”. Đêm chợ Phủ hấp dẫn kỳ lạ. Ai không đi thì quả thật đáng tiếc.
Chợ Viềng Vân Chàng (thuộc huyện Nam Trực, cách thành phố Nam Định chừng 12 cây số). Gọi chợ Viềng Vân Chàng. Các loại dao, kéo, cào, cuốc, liềm, hái, mai, móng… do thợ Vân Chàng làm thì miễn chê. Đặc biệt những dụng cụ dùng cho nghề mộc, nghề chạm khắc gỗ, đá đòi hỏi kỹ nghệ tinh xảo thì từ Nam ra Bắc đều tìm đến Vân Chàng đặt mua.
Trời còn tối, sương mù nhiều người từ tứ xứ theo mọi ngả đổ về chợ. Ngay từ ngã ba Nam Giang trở vào hàng hoá đã bày la liệt. Chủ yếu là thịt bò thui ( bò chứ không có bê), các loại sản phẩm nghề rèn, các thứ nông sản thực phẩm, quán ăn. Chợ chính họp trên khu đất rộng, bạt ngàn hoam cây cảnh bên Nam Điền đưa sang. Từ thời Trần thế kỉ XVI Nam Điền đã là nơi chuyên cung ứng hoa, cây cảnh cho phủ Thiên Trường phục vụ cuộc sống đế vương hoàng tộc và vẫn nổi tiếng đến bây giờ.
Chợ Viềng Hữu Bị ( thuộc xã Mỹ Phúc, cách thành phố Nam Định 4 km). Gọi chợ Viềng Hữu Bị bởi chợ nằm trên đất Hữu Bị, nơi nổi tiếng có loại chuối ngự, đặc sản quý, mà xưa để tiến vua. Quả chuối ngự chỉ to bằng ngón tay cái, vỏ mỏng như giấy, này chuối ngự mới có đặc tính quý ấy. Trồng sang đất khác những phẩm chất trên không còn so với 2 chợ trên. Chợ Viềng Hữu Bị nằm bên đường, sát khu di tích cổ kính nổi tiếng gồm Đền Trần ( thờ 14 vị vua nhà Trần) đền Bảo Lộc Cổ Trạch ( Thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và chùa Phổ Minh nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông, cội nguồn của Phật phái trúc lâm. Hàng năm khách thập phương về hành hương cầu lộc, cầu tài rất đông nhất là đầu xuân và dịp lễ hội (20/8 âm lịch). Du khách qua chợ Viềng Hữu Bị cốt chỉ để mua chuối ngự làm lễ dâng cúng. Dân ở đây có câu: qua chợ vào đền. Có nghĩa lễ là chính, chợ là phụ. Điều này giống chợ giống chợ Viềng Phủ Dầy. Bởi thế chỉ khi nào thực hiện được trọn vẹn việc lễ du khách mới thấy lòng thanh thản và yên tâm những khẩn cầu của mình được chứng quả, cả năm chắc sẽ “ lắm lộc nhiều tài”
Cả ba chợ Viềng kể trên dù mỗi nơi có những nét riêng, nhưng đều có cái chung. Đó là chợ không lấy mục đích kinh doanh thương mại là trọng, mà chủ yếu mang màu sắc tín ngưỡng, tâm linh. Đều mang đặc trưng sinh hoạt vật chất tinh thần, thể hiện như giao lưu văn hoá cũng như mơ ước khát vọng của người dân vùng châu thổ Sông Hồng. Đó là tập quán đẹp truyền thống đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu, chọn lọc, tổ chức chu đáo việc kế thừa giữ gìn bản sắc quý giá mà cha ông ta để lại.
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch