Điểm Du lịch
Làng nghề mộc Kha Lâm Kiến An
Làng nghề đồ mộc Kha Lâm được hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay, nhiều đồ gỗ nội thất của làng nghề Kha Lâm có mặt ở khắp mọi nơi, được nhiều người tiêu dùng mến mộ. Từ tủ chè, sập gụ, hoành phi, câu đối được chạm khắc tinh xảo đến tủ đời mới đều được người dân khắp nơi ưa chuộng. Từ những năm thập kỷ 80 thế kỷ trước, nhiều thợ mộc lành nghề của Kha Lâm đi làm ăn ở nhiều nơi đã hồi hương trở về quê lập nghiệp dựng xây hàng trăm xưởng mộc. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, phát triển sản xuất đồ mộc tràn lan, nên gỗ cây ngày càng khan hiếm, từ đó vài ba người rồi đến nhiều người đã tìm ra lối thích hợp là sử dụng gỗ ôkan - gỗ nhân tạo làm ra hàng nội thất. Dưới sự cần cù sáng tạo, tài hoa của những bàn tay vàng của người làng nghề Kha Lâm đã biến những vật liệu tưởng như bình thường làm ra sản phẩm đẹp cho cuộc sống. đồ gỗ ván dăm là sản phẩm côg nghệ “ thân thiện với môi trường” của làng nghề Kha Lâm, đa dạng kiểu dáng, chủng loại mà bền đẹp, phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng. Ngày nay, nghề mộc sản xuất đồ trang trí nội thất đang là nguồn sống chính của bà con nơi đây, đây cũng là mũi nhọn kinh tế của phường Nam Sơn, quận Kiến An.
Hiện tại Nam Sơn có 1860 hộ thì có tới hơn 1200 lao động chuyên làm nghề mộc. Ngoài ra còn có hàng trăm lao động phổ thông làm thuê cho các xưởng mộc theo mùa vụ. Làng nghề kha Lâm có hơn 100 cơ sở sản xuất mộc có từ 15 đến 20 lao động. Doanh thu từ nghề mộc hàng năm đạt trên dưới 50 tỷ, chiếm 65 – 70% giá trị tổng thu nhập của địa phương. Kinh tế làng nghềphát triển đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Nam Sơn từ thuần nông sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ và nông nghiệp
(Nguồn: haiphong.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch