Điểm Du lịch
Lễ hội đình An Hòa
Lễ hội đình An Hoà diễn ra vào các ngày 11-13 tháng 02 Âm lịch
Đặc điểm: Lễ tế, dâng hương, rước kiệu, văn nghệ, đánh cờ, chọi gà…
Đặc điểm: Lễ tế, dâng hương, rước kiệu, văn nghệ, đánh cờ, chọi gà…
Đối tượng suy tôn: Bạch Hạc Tam Giang và Vua Lý Thần Tông.
Đình An Hoà, thuộc thôn An Hoà, xã Yên Hoà trước đây, nay là phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Đình thờ Bạch Hạc Tam Giang và vua Lý Thần Tông, người đã có công tổ chức chống giặc ngoại xâm từ phương Nam. Đình còn lưu giữ được các di vật cổ như thần tích, sắc phong, hoành phi, câu đối.
An Hoà thời Nguyễn thuộc xã Yên Hoà, tổng Dịch Vọng, phủ Quốc Oai, là một địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Thời Lý thế kỷ 11, khu vực này thuộc trung tâm Phật giáo lớn ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Nhiều quý tộc của triều Lý đã xây dựng dinh thự ở đây như: Diên Thành Hầu, Sùng Hiền Hầu (THân sinh ra vua Lý Thần Tông). An Hoà cũng nổi tiếng là một làng văn hiến, khoa bảng với nhiều người đỗ đạt cao và giữ trọng trách ở trong triều đình. Làng còn nổi danh về vẻ đẹp, về sự tài hoa của nghề thủ công truyền thống, một trong tứ danh hương được truyền tụng trong lịch sử. Dấu ấn lịch sử của làng An Hoà xưa được in đậm trong các di tích lịch sử văn hoá của làng như: đình, đền, chùa, nhà thờ họ và hệ thống truyền thuyết dân gian.
Đình An Hoà là một di tích còn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc, di vật cổ. Đình phụng thờ các vị phúc thần có công với đất nước và với người dân làng An Hoà, thần Bạch Hạc Tam Giang và vua Lý Thần Tông. Hai nhân vật này gắn bó mật thiết với dân cư và làng xóm nơi đây. Vua Lý Thần Tông có tên huý là Dương Hoán, cháu gọi Thánh Tôn bằng ông, cháu gọi Nhân Tôn bằng bác, là con Sùng Hiền Hầu và phu nhân Đỗ Thị, vốn chào đời ở đất An Hoà này. Do có nhiều công đức với nước, với dân, Lý Thần Tông được dân làng An Hoà phụng thờ làm thành hoàng làng, các vương triều sau ban tặng sắc phong làm “Bảo hộ phương độ hiển tôn thành hoàng chi thần”. Đặc biệt đạo sắc phong niên hiệu Khải Định còn lưu tại đình đã ghi rõ niên hiệu của thần “Dực bảo Trung hưng Lý Thần Tôn hoàng đế”.
Đình toạ lạc trên một khu đất cao, rộng thoáng. Các nếp nhà cổ ẩn mình dưới những cây cổ thụ tạo cho di tích một vẻ đẹp thâm nghiêm. Đình gồm cổng nghi môn, sân, toà kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ công. Toà đại đình năm gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Nội thất sáu hàng chân, các bộ vì kèo đỡ mái kết cấu kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Nối đại đình với hậu cung là ba gian nhỏ của nhà cầu có kết cấu gồm bốn bộ vì kèo kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Toà hậu cung ba gian xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, vì kèo đỡ mái làm kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”, nhà xây trên nền cao hơn nền nhà đại đình 30cm.
Đình An Hoà, thuộc thôn An Hoà, xã Yên Hoà trước đây, nay là phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Đình thờ Bạch Hạc Tam Giang và vua Lý Thần Tông, người đã có công tổ chức chống giặc ngoại xâm từ phương Nam. Đình còn lưu giữ được các di vật cổ như thần tích, sắc phong, hoành phi, câu đối.
An Hoà thời Nguyễn thuộc xã Yên Hoà, tổng Dịch Vọng, phủ Quốc Oai, là một địa danh có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Thời Lý thế kỷ 11, khu vực này thuộc trung tâm Phật giáo lớn ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Nhiều quý tộc của triều Lý đã xây dựng dinh thự ở đây như: Diên Thành Hầu, Sùng Hiền Hầu (THân sinh ra vua Lý Thần Tông). An Hoà cũng nổi tiếng là một làng văn hiến, khoa bảng với nhiều người đỗ đạt cao và giữ trọng trách ở trong triều đình. Làng còn nổi danh về vẻ đẹp, về sự tài hoa của nghề thủ công truyền thống, một trong tứ danh hương được truyền tụng trong lịch sử. Dấu ấn lịch sử của làng An Hoà xưa được in đậm trong các di tích lịch sử văn hoá của làng như: đình, đền, chùa, nhà thờ họ và hệ thống truyền thuyết dân gian.
Đình An Hoà là một di tích còn lưu giữ khá nguyên vẹn kiến trúc, di vật cổ. Đình phụng thờ các vị phúc thần có công với đất nước và với người dân làng An Hoà, thần Bạch Hạc Tam Giang và vua Lý Thần Tông. Hai nhân vật này gắn bó mật thiết với dân cư và làng xóm nơi đây. Vua Lý Thần Tông có tên huý là Dương Hoán, cháu gọi Thánh Tôn bằng ông, cháu gọi Nhân Tôn bằng bác, là con Sùng Hiền Hầu và phu nhân Đỗ Thị, vốn chào đời ở đất An Hoà này. Do có nhiều công đức với nước, với dân, Lý Thần Tông được dân làng An Hoà phụng thờ làm thành hoàng làng, các vương triều sau ban tặng sắc phong làm “Bảo hộ phương độ hiển tôn thành hoàng chi thần”. Đặc biệt đạo sắc phong niên hiệu Khải Định còn lưu tại đình đã ghi rõ niên hiệu của thần “Dực bảo Trung hưng Lý Thần Tôn hoàng đế”.
Đình toạ lạc trên một khu đất cao, rộng thoáng. Các nếp nhà cổ ẩn mình dưới những cây cổ thụ tạo cho di tích một vẻ đẹp thâm nghiêm. Đình gồm cổng nghi môn, sân, toà kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ công. Toà đại đình năm gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Nội thất sáu hàng chân, các bộ vì kèo đỡ mái kết cấu kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Nối đại đình với hậu cung là ba gian nhỏ của nhà cầu có kết cấu gồm bốn bộ vì kèo kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”. Toà hậu cung ba gian xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, vì kèo đỡ mái làm kiểu “giá chiêng kẻ chuyền”, nhà xây trên nền cao hơn nền nhà đại đình 30cm.
(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch