Điểm Du lịch
Lễ hội Katê
Thời gian:Ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 - 5/10 dương lịch)
Địa điểm: đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh, tháp Chàm), tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh), tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng tôn vinh: các vị Nam thần: Pô Klông Garai, Pô Rôme.
Đặc điểm: theo nghi lễ của dân tộc Chăm.
Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của người Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh hoạt của cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hoá của cả dân tộc. Do đó, lễ hội không những gắn với đền tháp cổ kính mà còn gắn với một phần khác của văn hoá dân gian như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ca ngợi các vị vua hiền có công với dân, với nước và kể về công việc mùa màng, vườn ruộng. Lễ hội Katê diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng 7 âm lịch hằng năm bao gồm:
Lễ đón rước y phục của Nữ thần Pô Nưgr (ngày thứ nhất)
Địa điểm tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về hướng Tây Nam.
Đây là lễ đón rước y phục của Nữ thần Pô Nưgar Thần Mẹ xứ sở của người Chăm gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Chính Nữ thần Pô Nưgar là thủy tổ của người Chăm, dạy người Chăm làm lúa, trồng bông dệt vải và sinh hoạt lễ hội như ngày nay. Lễ diễn ra tại ngôi Đền thờ (Danok) trong làng, được xây dựng vào năm 1942. Nơi đây, sẽ diễn các cuộc đón rước, trao báu vật của Nữ thần Pô Nưgar và giao lưu văn hóa giữa người Chăm và người RagLai.
Lễ hội Katê ở Tháp PôKlông Garai (ngày thứ hai)
Để tưởng niệm vua PôKlông Garai (1151 - 1205), vị vua có công với dân, với nước, được người dân suy tôn thành Thần thủy lợi. Nơi này vì thế đã trở thành trung tâm thu hút cộng đồng người Chăm Ninh Thuận trong ngày Hội Katê hàng năm.
Lễ hội Katê ở Tháp Pôrômê (ngày thứ hai)
Lễ hội Katê làng Chăm Mỹ Nghiệp (ngày thứ ba)
Làng Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam), có tên Chăm là Ca Klaing. Theo truyền thuyết, đây là nơi sinh ra vị vua Chăm Pô Klông Garai. Làng còn có một nghề dệt thủ công truyền thống nổi tiếng có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay, có hơn 95% gia đình làm nghề dệt. Mặc dù là nghề thủ công, dệt vải bằng tay nhưng tay nghề người thợ dệt đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Sản phẩm dệt được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Trong ngày lễ hội Katê, làng Chăm Mỹ Nghiệp tổ chức lễ dâng cúng thần làng, tổ sư nghề dệt và tổ tiên. Ngoài ra, còn tổ chức nhiều trò chơi như: thi dệt vải, đội nước, đá bóng, văn nghệ... Đây thực sự là hội làng hấp dẫn trong ngày lễ hội Katê ở các làng Chăm Ninh Thuận.
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch