Làng nghề & Sản phẩm ĐP
Làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh
Ngày nay, nhiều gia đình ở ấp Bình Khánh, xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên vẫn duy trì nghề làm bánh tráng để cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ khắp nơi trong tỉnh.
Nơi đây còn khoảng hơn hai mươi hộ, với khoảng hơn 60 lao động theo nghề. Nhiều gia đình có truyền thống làm bánh tráng từ hai thế hệ trở lên, đã quen thuộc với bếp lửa, sân phơi đến độ không làm sẽ nhớ nghề đến không thể nào chịu nổi.
Chị Lê Thanh Thủy, thuộc hộ làm bánh tráng trên bốn mươi năm ở đây cho biết: Bánh tráng Mỹ Khánh tuy không “cao sang” như các loại bánh tráng bán ở các siêu thị lớn, nhưng lại được tiêu thụ mạnh ở các chợ với khách hàng là những bà nội trợ bình dân. Lý do là có độ dẻo, cuốn gỏi không bị rách hay chiên chả giò cũng giòn, ngon hơn.
Hàng ngày, như thường lệ, cứ xong việc nhà buổi sáng thì nắng cũng vừa kịp lên, chị Thủy lại pha bột, tráng khuôn để cho ra lò những chiếc bánh tráng trắng trẻo, thơm ngon. Bộ khuôn làm bánh cũng đơn giản, chỉ cần một chiếc chảo lớn đổ đầy nước để sử dụng theo lối chưng cách thủy, trên đó úp một chiếc nồi đất đã cưa bỏ phần đáy nồi, chỉ lấy phần thân và miệng nồi để tạo mặt trống. Nếu muốn khổ bánh lớn cỡ nào thì chọn chiếc nồi theo kích cỡ đó. Trên miệng nồi bịt một lớp vải mịn, khi nước đã được đun sôi già lửa, bốc khói lên miệng nồi, người ta mới múc bột đổ lên và tráng mỏng đều khắp phần mặt vải. Chỉ trong ít phút, hơi nóng từ nước sôi bốc lên đã làm cho bánh chín. Để gỡ được chiếc bánh một cách nguyên vẹn, người làm bánh thường dùng một ống nhựa tròn, ngoài bao một lớp khăn lông cho có độ dính để lấy bánh. Ngay khi bánh chín, người tráng bánh phải nhanh tay bóc lấy chiếc bánh một cách khéo léo sao cho không bị rách và đặt lên chiếc vỉ phơi đang đợi sẵn.
Vỉ phơi bánh tráng trước đây thường được đan bằng tre trúc, nhưng ngày nay thì người làm bánh tráng ở Mỹ Khánh đã biết kết hợp với các hộ dân ở làng nghề bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh (Thoại Sơn), mua các tàu dừa loại tốt để đan vỉ phơi. Mỗi tàu dừa được rọc ra làm đôi, lấy phần bẹ cứng xếp ở hai bìa làm nẹp, phần lá bện lại với nhau thành mặt đệm thưa. Vậy là thành chiếc vỉ phơi, sử dụng đến khi nào bị rách thì đem nhóm lửa, cũng tiết kiệm được chút ít. Nhờ sáng kiến này, mà giá thành của bánh tráng Mỹ Khánh cũng giảm đi đôi chút.
Ngoài bánh tráng lạt, một vài hộ còn làm bánh tráng “ngọt” rất thơm ngon. Khi ấy, bột pha bánh tráng còn có thêm đường, nước cốt dừa và được rắc thêm mè rang. Nhưng loại bánh này chỉ khi nào có người đặt hàng thì các lò mới dám làm, vì giá thành rất cao và sử dụng có thời hạn. Bình thường, một trăm bánh tráng lạt (loại đường kính 2 tấc) chỉ có giá 10.000 đồng, nhưng bánh tráng ngọt cùng khuôn khổ như thế có giá đến 70.000 đồng, nghĩa là gấp 7 lần. Tuy nhiên, người dân ở các vùng nông thôn lại rất chuộng bánh tráng ngọt Mỹ Khánh. Vào dịp Tết, họ vẫn thường đặt làm để đãi khách và làm món ăn chơi hay quà biếu cho con cháu đến thăm.
Hiện tại, bánh tráng bán ở các chợ có xuất xứ từ làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh giá rất bình dân nên người làm nghề bánh tráng cũng thu nhập ít. Đó là lý do mà thanh niên trong làng nghề lần lượt bỏ đi làm nghề khác, dù cho nghề làm bánh tráng ở Mỹ khánh đã được công nhận làng nghề từ năm 2007, và nhiều hộ theo nghề vẫn đang cố giữ một nếp nghề truyền thống tại địa phương.
Chị Lê Thanh Thủy, thuộc hộ làm bánh tráng trên bốn mươi năm ở đây cho biết: Bánh tráng Mỹ Khánh tuy không “cao sang” như các loại bánh tráng bán ở các siêu thị lớn, nhưng lại được tiêu thụ mạnh ở các chợ với khách hàng là những bà nội trợ bình dân. Lý do là có độ dẻo, cuốn gỏi không bị rách hay chiên chả giò cũng giòn, ngon hơn.
Hàng ngày, như thường lệ, cứ xong việc nhà buổi sáng thì nắng cũng vừa kịp lên, chị Thủy lại pha bột, tráng khuôn để cho ra lò những chiếc bánh tráng trắng trẻo, thơm ngon. Bộ khuôn làm bánh cũng đơn giản, chỉ cần một chiếc chảo lớn đổ đầy nước để sử dụng theo lối chưng cách thủy, trên đó úp một chiếc nồi đất đã cưa bỏ phần đáy nồi, chỉ lấy phần thân và miệng nồi để tạo mặt trống. Nếu muốn khổ bánh lớn cỡ nào thì chọn chiếc nồi theo kích cỡ đó. Trên miệng nồi bịt một lớp vải mịn, khi nước đã được đun sôi già lửa, bốc khói lên miệng nồi, người ta mới múc bột đổ lên và tráng mỏng đều khắp phần mặt vải. Chỉ trong ít phút, hơi nóng từ nước sôi bốc lên đã làm cho bánh chín. Để gỡ được chiếc bánh một cách nguyên vẹn, người làm bánh thường dùng một ống nhựa tròn, ngoài bao một lớp khăn lông cho có độ dính để lấy bánh. Ngay khi bánh chín, người tráng bánh phải nhanh tay bóc lấy chiếc bánh một cách khéo léo sao cho không bị rách và đặt lên chiếc vỉ phơi đang đợi sẵn.
Vỉ phơi bánh tráng trước đây thường được đan bằng tre trúc, nhưng ngày nay thì người làm bánh tráng ở Mỹ Khánh đã biết kết hợp với các hộ dân ở làng nghề bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh (Thoại Sơn), mua các tàu dừa loại tốt để đan vỉ phơi. Mỗi tàu dừa được rọc ra làm đôi, lấy phần bẹ cứng xếp ở hai bìa làm nẹp, phần lá bện lại với nhau thành mặt đệm thưa. Vậy là thành chiếc vỉ phơi, sử dụng đến khi nào bị rách thì đem nhóm lửa, cũng tiết kiệm được chút ít. Nhờ sáng kiến này, mà giá thành của bánh tráng Mỹ Khánh cũng giảm đi đôi chút.
Ngoài bánh tráng lạt, một vài hộ còn làm bánh tráng “ngọt” rất thơm ngon. Khi ấy, bột pha bánh tráng còn có thêm đường, nước cốt dừa và được rắc thêm mè rang. Nhưng loại bánh này chỉ khi nào có người đặt hàng thì các lò mới dám làm, vì giá thành rất cao và sử dụng có thời hạn. Bình thường, một trăm bánh tráng lạt (loại đường kính 2 tấc) chỉ có giá 10.000 đồng, nhưng bánh tráng ngọt cùng khuôn khổ như thế có giá đến 70.000 đồng, nghĩa là gấp 7 lần. Tuy nhiên, người dân ở các vùng nông thôn lại rất chuộng bánh tráng ngọt Mỹ Khánh. Vào dịp Tết, họ vẫn thường đặt làm để đãi khách và làm món ăn chơi hay quà biếu cho con cháu đến thăm.
Hiện tại, bánh tráng bán ở các chợ có xuất xứ từ làng nghề bánh tráng Mỹ Khánh giá rất bình dân nên người làm nghề bánh tráng cũng thu nhập ít. Đó là lý do mà thanh niên trong làng nghề lần lượt bỏ đi làm nghề khác, dù cho nghề làm bánh tráng ở Mỹ khánh đã được công nhận làng nghề từ năm 2007, và nhiều hộ theo nghề vẫn đang cố giữ một nếp nghề truyền thống tại địa phương.
Hy vọng, thông qua phong trào xây dựng nông thôn mới, nghề này sẽ được chú trọng để làm tăng giá trị chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân, không để mai một làng nghề.
(Nguồn: angiang.gov.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch