Làng nghề & Sản phẩm ĐP
Làng nghề cay vôi Yên Bái
Là một thôn có diện tích rộng, có trục đường tỉnh 292 chạy qua, lại cách mỏ than Bố Hạ (Yên Thế) và mỏ đá Đồng Tiến (Hữu Lũng - Lạng Sơn) không xa, thôn Yên Bái - xã Hương Vỹ (huyện Yên Thế) có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, chủ yếu là vôi hòn và cay vôi.
Chúng tôi đến thăm lò vôi của gia đình ông Nguyễn Văn Toàn giữa lúc gia đình ông và 3 nhân công làm thuê đang bận rộn với công việc xếp than và đá vôi vào lò chuẩn bị cho mẻ nung thứ 7 trong năm. Ông cho biết: Năm 1990, tận dụng lò gạch sẵn có, ông tự "đào đắp", "tân trang" bằng xỉ và gạch vụn để "cải tiến" thành lò vôi. Ban đầu, do vốn ít, lại chưa có kinh nghiệm "làm" lò, ông chỉ dám "vào" 3 tấn nguyên liệu (lúc đó, giá khoảng 30.000 đồng/tấn) nên sản phẩm thu được không nhiều, số tiền lãi không đáng kể. Dần dần, có kinh nghiệm, ông quyết định đầu tư thêm vốn và công sức, đồng thời thuê thêm 3 lao động giúp đóng than, đập đá, vào lò, ra lò…. Gần chục năm trở lại đây, trung bình mỗi năm ông nung được 10 lò; mỗi lò dùng khoảng 25 tấn đá, 25 tấn than nguyên liệu và cho ra 10 tấn vôi hòn, đồng thời tận dụng xỉ được 5.000 viên cay. Ước tính với giá cay vôi như hiện tại dao động khoảng 700 - 850 đồng/viên, giá vôi hòn khoảng 700.000 đồng/tấn, trừ chi phí và tiền thuê công lao động, gia đình ông thu về khoảng gần 4 triệu đồng/lò.
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Minh - trưởng thôn Yên Bái được biết: Toàn thôn có 164 hộ với 620 nhân khẩu thì có đến gần 100 hộ tham gia sản xuất vôi (mỗi hộ 01 lò). Nghề này ở thôn Yên Bái đã xuất hiện cách đây trên hai chục năm nhưng đa số các hộ làm nhỏ lẻ và chỉ thực sự phát triển mạnh khoảng 8 năm trở lại đây. Khi đó, nhận thấy địa bàn thôn có thuận lợi là gần các mỏ than, mỏ đá, cũng như các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, thành phố Bắc Giang…, chi bộ, ban công tác mặt trận thôn đã đề ra chủ trương bên cạnh việc làm ruộng phải phát triển nghề sản xuất vôi và coi đây dần trở thành nghề chính giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Chính bản thân gia đình ông Minh là một trong những người đi tiên phong trong làm lò vôi của thôn. Ông đã cùng các hộ khác đến các mỏ than, mỏ đá lân cận ký hợp đồng mua nguyên liệu về sản xuất cay vôi. Theo ông Minh, tuỳ thời điểm, giá than dao động khoảng 100 - 200 nghìn đồng/khối và giá đá vôi khi về đến tận nhà khoảng 700 nghìn đồng/xe 6 khối. Căn cứ vào thực tế diện tích đất, số lao động mà mỗi hộ xây lò to hay nhỏ; trung bình mỗi lò sau khi bán vôi hòn có thể sản xuất từ 7.000 - 8.000 viên cay, nếu lớn hơn có thể đến một vạn viên. Số lao động cần cho 1 lò từ 4 - 6 người (đa số các hộ phải thuê lao động). Anh Lăng Xuân Thơ, một hộ sản xuất vôi cho biết: nhà anh thuê 3 lao động với ngày công 70.000 đồng; từ khi đốt đến lúc ra lò khoảng hơn một tuần, xong lại tiến hành việc đóng cay bằng máy tự trang bị. Tuy mới nung 2 lò, nhưng số tiền lãi anh thu được cũng vào khoảng trên 3 triệu đồng/lò. Số vôi hòn và cay vôi được khách nhiều nơi đến tận nhà thu mua phục vụ sản xuất và một số ngành nghề khác; đặc biệt một số doanh nghiệp đã đến thu mua để xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất vôi ở thôn Yên Bái - xã Hương Vỹ đã được khẳng định. Từ hơn 30% số hộ nghèo những năm 2000 đến nay chỉ còn dưới 10%. Nhiều hộ đã coi sản xuất vôi là ngành nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình. Có thể kể ra các hộ tiêu biểu có nguồn thu cao từ sản xuất vôi ở đây như ông: Dương Trường Giang, Nguyễn Văn Toàn, Hoàng Văn Ngoạn, Trần Văn Lục… đều có kinh tế giàu và khá, xây được nhà khang trang, nuôi con ăn học thành đạt. Tuy nhiên, nghề sản xuất vôi của thôn Yên Bái nói riêng và xã Hương Vỹ nói chung vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, lao động thủ công là chính và gây ô nhiễm môi trường. UBND huyện đã xây dựng Đề án khu sản xuất vật liệu xây dựng tập trung tại các xã phía Đông, trong thời gian tới UBND huyện sẽ tập trung cao sự chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lao động, giúp cho nhân dân các xã vùng sản xuất vôi cải thiện thu nhập góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Kết quả trong phát triển sản xuất vôi ở Yên Bái đã góp phần lớn vào thực hiện các nhiệm vụ của thôn, đưa thôn Yên Bái nhiều năm liền đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến, làng văn hoá cấp tỉnh. Đến nay, làng nghề sản xuất vôi Yên Bái vẫn đang mang trong mình một sức sống mới./.
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Minh - trưởng thôn Yên Bái được biết: Toàn thôn có 164 hộ với 620 nhân khẩu thì có đến gần 100 hộ tham gia sản xuất vôi (mỗi hộ 01 lò). Nghề này ở thôn Yên Bái đã xuất hiện cách đây trên hai chục năm nhưng đa số các hộ làm nhỏ lẻ và chỉ thực sự phát triển mạnh khoảng 8 năm trở lại đây. Khi đó, nhận thấy địa bàn thôn có thuận lợi là gần các mỏ than, mỏ đá, cũng như các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, thành phố Bắc Giang…, chi bộ, ban công tác mặt trận thôn đã đề ra chủ trương bên cạnh việc làm ruộng phải phát triển nghề sản xuất vôi và coi đây dần trở thành nghề chính giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Chính bản thân gia đình ông Minh là một trong những người đi tiên phong trong làm lò vôi của thôn. Ông đã cùng các hộ khác đến các mỏ than, mỏ đá lân cận ký hợp đồng mua nguyên liệu về sản xuất cay vôi. Theo ông Minh, tuỳ thời điểm, giá than dao động khoảng 100 - 200 nghìn đồng/khối và giá đá vôi khi về đến tận nhà khoảng 700 nghìn đồng/xe 6 khối. Căn cứ vào thực tế diện tích đất, số lao động mà mỗi hộ xây lò to hay nhỏ; trung bình mỗi lò sau khi bán vôi hòn có thể sản xuất từ 7.000 - 8.000 viên cay, nếu lớn hơn có thể đến một vạn viên. Số lao động cần cho 1 lò từ 4 - 6 người (đa số các hộ phải thuê lao động). Anh Lăng Xuân Thơ, một hộ sản xuất vôi cho biết: nhà anh thuê 3 lao động với ngày công 70.000 đồng; từ khi đốt đến lúc ra lò khoảng hơn một tuần, xong lại tiến hành việc đóng cay bằng máy tự trang bị. Tuy mới nung 2 lò, nhưng số tiền lãi anh thu được cũng vào khoảng trên 3 triệu đồng/lò. Số vôi hòn và cay vôi được khách nhiều nơi đến tận nhà thu mua phục vụ sản xuất và một số ngành nghề khác; đặc biệt một số doanh nghiệp đã đến thu mua để xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất vôi ở thôn Yên Bái - xã Hương Vỹ đã được khẳng định. Từ hơn 30% số hộ nghèo những năm 2000 đến nay chỉ còn dưới 10%. Nhiều hộ đã coi sản xuất vôi là ngành nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình. Có thể kể ra các hộ tiêu biểu có nguồn thu cao từ sản xuất vôi ở đây như ông: Dương Trường Giang, Nguyễn Văn Toàn, Hoàng Văn Ngoạn, Trần Văn Lục… đều có kinh tế giàu và khá, xây được nhà khang trang, nuôi con ăn học thành đạt. Tuy nhiên, nghề sản xuất vôi của thôn Yên Bái nói riêng và xã Hương Vỹ nói chung vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, lao động thủ công là chính và gây ô nhiễm môi trường. UBND huyện đã xây dựng Đề án khu sản xuất vật liệu xây dựng tập trung tại các xã phía Đông, trong thời gian tới UBND huyện sẽ tập trung cao sự chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lao động, giúp cho nhân dân các xã vùng sản xuất vôi cải thiện thu nhập góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Kết quả trong phát triển sản xuất vôi ở Yên Bái đã góp phần lớn vào thực hiện các nhiệm vụ của thôn, đưa thôn Yên Bái nhiều năm liền đạt danh hiệu khu dân cư tiên tiến, làng văn hoá cấp tỉnh. Đến nay, làng nghề sản xuất vôi Yên Bái vẫn đang mang trong mình một sức sống mới./.
(Nguồn: yenthe.vn)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch