Làng nghề & Sản phẩm ĐP
Làng nghề rèn Phú Mỹ
Khó có thể xác định một cách chính xác nghề rèn ở Phú Mỹ (thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang) tới nay đã được bao nhiêu tuổi. Người dân vùng đồng bằng này nói cả trăm năm rồi, tên tuổi của làng nghề này đã nổi khắp vùng, vang tiếng tận Xuân Lộc, Đồng Nai.
Trước đây dân trong vùng quen gọi xứ này là làng Hoà Hảo. Thoạt đầu ở vùng Hoà Hảo này có một vài người làm nghề rèn. Sản phẩm lúc đó chỉ là một vài loại vật dụng phục vụ đời sống như: dao, búa, rựa... Cha truyền con nối, tới lớp kế thừa thứ 3 – vào khoảng năm 1965, đã có khỏang 30 gia đình chọn nghề này làm sinh kế. Hồi đó vùng Phú Tân còn trồng nhiều cây thuốc lá nên nghề rèn ở đây phần nhiều chỉ rèn dao xắt thuốc hỗ trợ lao động tại chổ. Lúc này nước trui của Phú Mỹ đã được cánh thợ xắt thuốc hay cạo râu bằng dao xắt thuốc.
Những năm 80 vùng An Giang cũng như cả ĐBSCL phát triển mạnh lúa Thần nông (3 vụ mỗi năm) nghề rèn Phú Mỹ khấm khá với lưỡi hái là sản phẩm chủ lực. Tuy sản phẩm có nhiều tiếng tăm nhưng làm ăn rời rạc. Tháng 6/1998, Hợp tác xã rèn Phú Mỹ thành lập với chỉ khoảng 10 triệu đồng tiền vốn của 10 xã viên ban đầu đóng góp. Tài sản cố định lúc này chỉ là 3 – 4 cái lò rèn khi nóng khi nguội. Vậy nhưng, bắt đầu từ thời kỳ này sản xuất được tổ chức lại dần dần theo hướng chuyên môn, khai thác thêm sản phẩm mới.... Sản phẩm làm ra được HTX thu gom đem đi chào bán tại các hội chợ dù lớn hay nhỏ. Quy mô nhỏ mà hiệu quả. Nếu như lúc đầu HTX phải lo việc vận động xã viên thì đến lúc này chỉ cần làm cái việc tuyển lựa để phát triển xã viên mới trong sự “dè dặt”.
Cuối năm 2006 Phú Mỹ có 70 cơ sở sản xuất với khoảng 800 lao động tham gia nghề rèn. Trong số đó có 50% là thợ kỹ thuật chính. Riêng hợp tác xã Phú Mỹ cùng thời điểm đã phát triển 30 xã viên, xây dựng được 16 lò rèn với trên 100 lao động tham gia công việc. Quá trình sản xuất được sắp xếp chuyên cho từng cơ sở, từng mùa vụ. Cách làm này làm tăng công suất, chất lượng sản phẩm... Với cách làm chung cùng với việc khuyến khích phát triển sản phẩm mới, ông Trương Văn Phúc, Chủ nhiệm HTX Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ ngành rèn Phú Mỹ, cho biết: Sản phẩm rèn của Phú Mỹ hiện có trên 30 loại dao. Từ con dao nhỏ trong nhà bếp cho tới cây dao cho người làm vườn. Hơn chục loại búa từ cái búa kín củi to dành cho người thợ rừng cho tới cái búa nhỏ gọn dành cho bác thợ mộc. Rồi cưa, leng, kéo, đục, xà beng, lưỡi hái… nếu đếm từng tên sản phẩm thì phải có tới con số thứ tự vài trăm.
Giá trị tổng sản lượng nghề rèn ở Phú Mỹ hàng năm khoảng chục tỷ đồng, trong đó, 30% sản lượng được tiêu thụ ở thị trường Campuchia theo đường tiểu ngạch . Tuy nhiên, phương thức bán hàng của rèn Phú Mỹ vẫn làm theo cách “truyền thống” tức là đưa ra chợ chứ thông qua các hội chợ thì vất vã quá, nhân lực HTX thì đếm chưa hết bàn tay lai chưa quen bài bản tiếp thị, quảng bá. Ông Phúc nói: Vấn đề của HTX hiện tại là có làm sao có thêm nhiều hình thức giới thiệu, quảng bá về sản phẩm hơn. Cái đó HTX yếu lắm.
Những năm 80 vùng An Giang cũng như cả ĐBSCL phát triển mạnh lúa Thần nông (3 vụ mỗi năm) nghề rèn Phú Mỹ khấm khá với lưỡi hái là sản phẩm chủ lực. Tuy sản phẩm có nhiều tiếng tăm nhưng làm ăn rời rạc. Tháng 6/1998, Hợp tác xã rèn Phú Mỹ thành lập với chỉ khoảng 10 triệu đồng tiền vốn của 10 xã viên ban đầu đóng góp. Tài sản cố định lúc này chỉ là 3 – 4 cái lò rèn khi nóng khi nguội. Vậy nhưng, bắt đầu từ thời kỳ này sản xuất được tổ chức lại dần dần theo hướng chuyên môn, khai thác thêm sản phẩm mới.... Sản phẩm làm ra được HTX thu gom đem đi chào bán tại các hội chợ dù lớn hay nhỏ. Quy mô nhỏ mà hiệu quả. Nếu như lúc đầu HTX phải lo việc vận động xã viên thì đến lúc này chỉ cần làm cái việc tuyển lựa để phát triển xã viên mới trong sự “dè dặt”.
Cuối năm 2006 Phú Mỹ có 70 cơ sở sản xuất với khoảng 800 lao động tham gia nghề rèn. Trong số đó có 50% là thợ kỹ thuật chính. Riêng hợp tác xã Phú Mỹ cùng thời điểm đã phát triển 30 xã viên, xây dựng được 16 lò rèn với trên 100 lao động tham gia công việc. Quá trình sản xuất được sắp xếp chuyên cho từng cơ sở, từng mùa vụ. Cách làm này làm tăng công suất, chất lượng sản phẩm... Với cách làm chung cùng với việc khuyến khích phát triển sản phẩm mới, ông Trương Văn Phúc, Chủ nhiệm HTX Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ ngành rèn Phú Mỹ, cho biết: Sản phẩm rèn của Phú Mỹ hiện có trên 30 loại dao. Từ con dao nhỏ trong nhà bếp cho tới cây dao cho người làm vườn. Hơn chục loại búa từ cái búa kín củi to dành cho người thợ rừng cho tới cái búa nhỏ gọn dành cho bác thợ mộc. Rồi cưa, leng, kéo, đục, xà beng, lưỡi hái… nếu đếm từng tên sản phẩm thì phải có tới con số thứ tự vài trăm.
Giá trị tổng sản lượng nghề rèn ở Phú Mỹ hàng năm khoảng chục tỷ đồng, trong đó, 30% sản lượng được tiêu thụ ở thị trường Campuchia theo đường tiểu ngạch . Tuy nhiên, phương thức bán hàng của rèn Phú Mỹ vẫn làm theo cách “truyền thống” tức là đưa ra chợ chứ thông qua các hội chợ thì vất vã quá, nhân lực HTX thì đếm chưa hết bàn tay lai chưa quen bài bản tiếp thị, quảng bá. Ông Phúc nói: Vấn đề của HTX hiện tại là có làm sao có thêm nhiều hình thức giới thiệu, quảng bá về sản phẩm hơn. Cái đó HTX yếu lắm.
(Nguồn tin: nguoinhaque.com)
Ý kiến của bạn
Non nước Việt Nam
Doanh nghiệp Du Lịch